14/05/2024
14/05/2024
* Đối lưu:
- Ví dụ: Cho dầu vào chảo bật bếp, một lúc sau, dầu sôi
- Giải thích: Nhiệt lượng từ ngọn lửa của bếp truyền qua đáy chảo làm cho lớp dầu ở sát đáy chảo nóng lên và nở ra, khối lượng riêng của nó nhỏ hơn khối lượng riêng của lớp dầu phía trên. Do đó, lớp dầu nóng ở phía dưới sẽ chuyển động lên, lớp dầu ở phía trên có khối lượng riêng lớn hơn sẽ đi xuống. Quá trình này tạo ra dòng đối lưu làm cho cả khối dầu trong chảo nóng lên
* Bức xạ nhiệt:
- Ví dụ: Khi để tay gần ngọn lửa, một lúc sau ta thấy tay nóng lên
- Giải thích: Khi để tay gần ngọn lửa, năng lượng nhiệt từ ngọn lửa truyền ra xung quanh thông qua các tia nhiệt, truyền tới tay ta làm tay ta nóng lên
* Dẫn nhiệt:
- Ví dụ: Nung nóng một đầu thanh kim loại trên ngọn lửa, lát sau đầu kia cũng nóng lên
- Giải thích: Vì năng lượng nhiệt truyền từ nơi có nhiệt độ cao tới nơi có nhiệt độ thấp nên ngọn lửa đã truyền năng lượng nhiệt cho đầu thanh kim loại được hơ, các phân tử kim loại cấu tạo nên đầu đó chuyển động nhanh hơn làm các phân tử liền kề cũng chuyển động nhanh theo dần dần lan sang đầu còn lại của thanh làm năng lượng nhiệt của đầu thanh đó tăng lên dẫn tới ta thấy đầu còn lại của thanh cũng nóng lên
14/05/2024
Hiện tượng đối lưu, bức xạ nhiệt và dẫn nhiệt là ba quá trình chính trong truyền nhiệt độ.
Tất cả ba quá trình này thường xảy ra đồng thời và cùng đóng góp vào việc truyền nhiệt độ trong các hệ thống vật lí thực tế.
Dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt thường xảy ra trong nhiều tình huống trong cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là một ví dụ minh họa:
Giả sử bạn đang nấu nước trong một cái nồi trên bếp gas:
Tất cả ba quá trình này kết hợp với nhau để làm nóng nước trong nồi và truyền nhiệt độ từ ngọn lửa đến đồ ăn bên trong nồi.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời