viết đoạn văn cẳm nghĩ của em về hình ảnh bức tượng người lính điện biên trong bài thơ "giá từng thước đất"

ADS
thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của khanhhihi
  • Câu trả lời phải chính xác, đầy đủ dựa trên kiến thức xác thực:
    • ✔ Đối với câu hỏi trắc nghiệm: Đưa đáp án lựa chọn + giải thích lý do chọn đáp án.
    • ✔ Đối với câu hỏi tự luận: Đưa lời giải và đáp án cho câu hỏi.
    • ✔ Đối với câu hỏi trả lời ngắn: Đưa ra đáp án + giải thích lý do.
    • ✔ Chấp nhận sử dụng ảnh do thành viên viết tay, ảnh cần rõ nét, không bị mờ, vỡ ảnh.
  • Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu.
  • Tránh đưa ra các ý kiến cá nhân mang tính chất chủ quan.
  • Nếu sử dụng thông tin từ nguồn khác, phải trích dẫn nguồn đầy đủ và chính xác.
  • Tuyệt đối không được sao chép các thông tin từ các trang khác, từ AI hoặc chatGPT.
ADS
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

02/08/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Trong bài thơ "Giá từng thước đất" của nhà thơ Chính Hữu, hình ảnh bức tượng người lính Điện Biên hiện lên thật sống động và đầy ý nghĩa. Người lính không chỉ là biểu tượng của sức mạnh, lòng dũng cảm mà còn là hình ảnh của sự hy sinh cao cả vì tổ quốc. Qua từng câu thơ, ta cảm nhận được sự kiên cường, bất khuất của những người chiến sĩ đã chiến đấu trong suốt 56 ngày đêm khốc liệt. Họ không chỉ chiến đấu để giữ từng thước đất thiêng liêng mà còn để bảo vệ những giá trị nhân văn, tình đồng đội và lòng yêu nước. Bức tượng người lính trong bài thơ không chỉ là một hình ảnh vật lý mà còn là biểu tượng cho tinh thần đoàn kết, sự hy sinh và lòng tự hào dân tộc. Chính nhờ những hình ảnh đó, bài thơ đã khắc sâu vào tâm trí người đọc về một thời kỳ lịch sử hào hùng, nơi mà mỗi người lính đều là một anh hùng, một phần không thể thiếu trong cuộc chiến giành độc lập cho đất nước.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
2.5/5 (2 đánh giá)
thumb up 1
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
Câu trả lời uy tín

khanhhihi

Trong bài thơ "Giá từng thước đất," bức tượng người lính Điện Biên được miêu tả với sự tôn vinh và kính trọng sâu sắc, thể hiện một hình ảnh đầy xúc động về tinh thần chiến đấu và hy sinh của các chiến sĩ. Đối với em, bức tượng này không chỉ là một biểu tượng của chiến thắng mà còn là một minh chứng sống động cho lòng dũng cảm và tinh thần kiên cường của những người đã xả thân vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Mỗi chi tiết của bức tượng, từ những đường nét mạnh mẽ trên gương mặt đến tư thế hiên ngang của người lính, đều gợi nhớ về một thời kỳ hào hùng và những hi sinh lớn lao mà các chiến sĩ đã phải chịu đựng. Điều đặc biệt là bức tượng không chỉ là hình ảnh của quá khứ, mà còn là nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho thế hệ hôm nay, nhắc nhở chúng ta về giá trị của tự do và phẩm giá của hòa bình. Khi nhìn vào bức tượng, em cảm nhận được sâu sắc giá trị của từng thước đất mà cha ông đã đổ máu để bảo vệ, và điều đó càng khiến em thêm trân trọng và biết ơn những gì mình đang có hôm nay.





Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
ADS

Bài thơ “Giá từng thước đất” của Chính Hữu ra mắt độc giả năm 1954. Lúc đầu Chính Hữu đặt tên bài thơ là "Đồng đội”, nhưng rồi muốn được “tự do huỷ bỏ những cái viết ra nhưng không vừa ý” (Tự bạch) nên Chính Hữu đổi tên bài thơ là “Giá từng thước đất”.
Quả thật, tư tưởng bài thơ toát lên chính từ cái ý sâu xa này. Đọc xong bài thơ và ngẫm nghĩ thì thấy đồng đội và bối cảnh trận địa  Năm mươi sáu ngày đêm bom gầm pháo giội đã được nhà thơ dùng làm cái nền, nơi con người kề bên cái chết vẫn đồng tâm nhất trí chiến đấu giữ cho được từng thước đất thiêng liêng của Tổ quốc. Những người chiến sĩ bình thường, những người lính không có chiến công đặc biệt đến tận hôm nay, sau 66 năm, vẫn không thể quên từng tấc đất thấm máu của đồng đội. Biết bao chiến sĩ, những người đã nằm xuống nơi đây và những người đang sống, cùng với nhân dân cả nước đã “chụm lại thành hòn núi cao” làm nên chiến thắng chấn động địa cầu (7/5/1954). Cái giá của từng thước đất hàm chứa trong đó là sự hy sinh của đồng đội. Hy sinh để giữ từng thước đất – đó là một sự đóng góp làm nên vinh quang. Ý thơ đậm đặc khiến người đọc thấy lộ ra sự hy sinh ở đây vô cùng ý nghĩa. Và trong thơ hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ sáng lên, lấp lánh. Họ biết “chia nhau cái chết”, biết chia nhau cả cái vinh quang được hy sinh vì đất nước – đó là sự hy sinh đầy ý nghĩa khi cần thiết. Nếu có ai đó muốn tạc tượng hình ảnh Người lính Điện Biên trên đồi Him Lam, trên cứ điểm A1 hay giữa lòng một trận địa nào đó ở Điện Biên Phủ thì hình tượng này đã có sẵn trong thơ Chính Hữu rồi – đó là ý tưởng có thể mách bảo cho nhà điêu khắc: Một bàn tay chưa rời báng súng/ Chân lưng chừng nửa bước xung phong. Đó chính là hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ Những con người mỗi khi nằm xuống/ Vẫn nằm trong tư thế tiến công! Những hy sinh cao cả đó của các anh nhất định thế hệ ngày nay và thế hệ mai sau không bao giờ quên.

Là nhà thơ nhưng cũng là người trong cuộc nên từ trong trái tim nhà thơ-chiến sĩ Chính Hữu đã in sâu những hình ảnh anh hùng của đồng đội. Nhà thơ nói đến một người - không thần tượng hoá con người đó - để nhớ đến rất nhiều người. Đây chính là bút pháp tài tình khắc hoạ tính cách điển hình của người lính Điện Biên: Khi bạn ta/ lấy thân mình đo bước/ Chiến hào đi/ Ta mới hiểu/ Giá từng thước đất.

Chiến hào trong bài thơ nằm trong lòng đất không vô tri vô giác mà đó là cuộc sống của những con người trong trận quyết đấu giữ từng tấc đất vẫn luôn sẵn sàng đương đầu với cái chết và luôn nghĩ đến đồng đội. Họ chính là Đồng đội ta / là hớp nước uống chung/ Nắm cơm bẻ nửa/ Là chia nhau một trưa nắng, một chiều mưa/ Chia khắp anh em một mẩu tin nhà. Đó cũng là chiến hào ở trận địa mặc dù có hình thù góc cạnh cụ thể, nhưng lại có đời sống riêng, nơi che chở và nơi chôn cất những chiến sĩ có tên và không tên dọc theo hai bên đường phát triển của chiến hào. Đọc thơ ta thấy chiến hào và những người lính hình như hôm nay vẫn đang vận động theo chiến hào để tiến đánh các cứ điểm - tất cả hiển hiện trước mắt ta đã hoà vào một, trở thành biểu tượng quyết đánh giặc giữ lấy mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc ở miền Tây Bắc: Bên trái: Lò Văn Sự/ Bên phải: Nguyễn Đình Ba/ Những đêm tiến công, những ngày phòng ngự/ Có phải các anh vẫn còn đủ cả/ Trong đội hình đại đội chúng ta? Các anh đã nằm xuống nhưng ở đâu đây tiếng các anh vẫn giục giã kêu gọi mỗi người lính Điện Biên hãy tiến công:

Trận địa là đây,

Trận địa sẽ không lùi nửa thước,

Không bao giờ, không bao giờ để mất

Mảnh đất

Các anh nằm.

Giữa“bom gầm pháo giội” những người lính Điện Biên vẫn sống bên nhau những giây phút đầy ắp tình người ngay trong chiến hào của trận địa. Thế hệ hôm nay không bao giờ quên các anh và chiến công của các anh, đúng như Olga Bergoldt, nhà thơ nữ của Liên Xô trước đây đã từng viết về cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, tri ân các chiến sĩ Hồng quân: “Không ai bị lãng quên, không điều gì bị lãng quên”,

Bài thơ khép lại với dư âm: Không bao giờ để mất/ Mảnh đất các anh nằm đã tạc vào lòng người dân Việt Nam hôm nay và muôn đời sau:

      Một bàn tay chưa rời báng súng

      Chân lưng chừng nửa bước xung phong!

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 1
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi