05/08/2024
Làm sao để có câu trả lời hay nhất?
05/08/2024
05/08/2024
Từng trực tiếp cầm súng ở chiến trường Lào trong những năm chiến tranh chống Mỹ, nhà thơ Nguyễn Đức Mậu đã có nhiều bài thơ để tri ân đồng đội đã ngã xuống vì Tổ quốc. Trong số những bài thơ gợi nhớ về một thời hào hùng đó, Màu hoa đỏ gây ấn tượng mạnh hơn cả bởi bài thơ nói lên tâm sự của cả một thế hệ thanh niên gạt bỏ tình riêng lên đường cứu nước.
Trải qua nhiều cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm kéo dài trong lịch sử nên đề tài chiến tranh, thương binh - liệt sĩ luôn chiếm một phần không nhỏ trong đời sống văn học nghệ thuật nước nhà. Những trang viết về sự hy sinh của người lính, của những người mẹ, người vợ bao giờ cũng đem đến cho người đọc niềm xúc động thiêng liêng và lòng biết ơn sâu sắc. Trong đó, Màu hoa đỏ của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu được đánh giá là bài thơ đã chạm được vào trái tim người nghe, khiến bất cứ ai cũng không khỏi bồi hồi, xao xuyến.
Bốn câu thơ đầu là những dòng tự sự với những điệp ngữ “có người lính” và điệp từ “ra đi” đã khắc sâu ấn tượng cho người đọc. Những câu thơ tiếp theo rộng mở về thời gian, không gian và đối tượng phản ánh: "tên anh", "đá núi", "mây ngàn", "cây cỏ", "sương núi", "núi cao", "tình mẹ"... Cái hay của tứ thơ là sự chuyển hóa, hòa quyện của mây ngàn hóa bóng mẹ và mẹ hóa thành sông núi trong câu "Mây ngàn hóa bóng cây che" và "Núi cao như tình mẹ, bốn mùa tóc bạc nỗi thương con". Còn người con - người lính mà linh hồn đã hóa thành màu hoa đỏ rực cháy trong thời gian, không gian linh thiêng và bất tử.
Bài thơ đậm chất bi tráng, có sức khái quát cao và sự lay động rộng rãi từ nguyên mẫu là những bông hoa chuối rừng đến màu hoa đỏ của hy sinh, chiến thắng và bất tử; từ một bóng mây ngàn, một dáng núi đến giang sơn Tổ quốc; từ một người chiến sĩ, một người mẹ đến hàng triệu người con ưu tú đất Việt.
05/08/2024
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời