Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Nam Cao là một trong những cây bút hiện thực xuất sắc nhất của văn học hiện thực trước cách mạng. Các tác phẩm của ông sáng tác trên hai đề tài lớn là người trí thức và người nông dân, nhưng thành công hơn cả là khi ông viết về đề tài người nông dân. Tác phẩm "Lão Hạc" là một tác phẩm tiêu biểu, trong đó hình ảnh của lão Hạc đã để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng khó quên.
Trước hết lão Hạc là một người nông dân nghèo khổ, bất hạnh. Lão có vợ và có một người con trai độc nhất. Vợ lão mất sớm, do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão phẫn trí bỏ đi phu đồn điền cao su. Trước khi đi lão được người con trai trao lại một kỉ vật là một con chó vàng nên lão rất yêu thương và đặt cho nó một cái tên hay Cậu Vàng. Năm ấy do đói kém mất mùa, bão lũ cướp hết toàn bộ số hoa màu của lão và lão còn bị một trận ốm nặng. Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít. Sợ sống mà ảnh hưởng tới con trai, vì đã trót lòng lừa gạt một con chó, lão quyết định chết bằng bả chó và lão "đi đời" trong đau khổ và tủi nhục. Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng trân trọng.
Tiếp theo lão Hạc là một người cha hết mực yêu thương con, lão luôn nghĩ cho con, hi sinh vì con. Vì con lão chấp nhận sống cảnh xa con, chịu cảnh cô đơn tuổi già. Vì con lão chấp nhận đối xử tàn nhẫn với một con chó vô tội. Con lão đi lính chưa trở về, vậy mà lão lại mắc bệnh rồi chỉ có tiền bán vườn mới chữa được. Nhưng lão quyết giữ lại mảnh vườn cho con, lão chấp nhận chết chứ không chịu bán vườn. Lão gửi tất cả giấy tờ liên quan đến mảnh vườn gồm cả chiếc chìa khoá cho ông giáo nhờ ông trông coi hộ. Nếu sau này thằng con trai lão có về thì nhờ ông giáo trả lại cho cháu. Không muốn nói chuyện với con trai mình vì lão sợ nếu nói ra, lão sẽ không có đủ nghị lực để giữ lời hứa với con trai mình. Và cuối cùng lão đã chọn một cái chết đau đớn dữ dội để không phạm vào mảnh đất của con. Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão, lão không muôn vì lão mà tương lai của con lão bị ảnh hưởng. Lão Hạc đúng là một người cha yêu thương con hết mực!
Cuối cùng lão Hạc là một người có lòng tự trọng hết sức cao. Tuy nghèo khó, đã phải nhờ đến sự giúp đỡ của ông giáo trong một khoảng thời gian, nhưng lão tự trọng tìm đến cái chết chứ không muốn làm phiền đến hàng xóm. Đó là cái chết vinh quang của một con người có ý thức nhân phẩm cao. Nó thể hiện một thái độ sống thà chết trong còn hơn sống đục. Một thái độ sống kiên định, trung thực đến tột cùng.
Như vậy, các tác phẩm của Nam Cao đều mang tính hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Thông qua hình ảnh của lão Hạc, chúng ta thấy được bức tranh bức tranh xã hội thời kỳ đó, một xã hội đầy rẫy những bất công, một xã hội phong kiến cổ hủ lạc hậu đẩy người nông dân vào bước đường cùng. Đồng thời thông qua đây ta cũng thấy được những mặt trái của xã hội, chứa đựng những suy nghĩ thâm trầm kín đáo.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5(1 đánh giá)
0
0 bình luận
Bình luận
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019
Email: info@fqa.vn
Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.