Viết bài văn so sánh đánh giá 2 tác phẩm truyện tắt đèn và chí phèo

thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của Hoài Anh Nguyễn

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

30/09/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Ngô Tất Tố là một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về người nông dân trước cách mạng tháng Tám năm 1945. Ông có rất nhiều các tác phẩm hay, nổi tiếng như “Lều chõng”, “Việc làng”… Trong đó, tiểu thuyết “Tắt đèn” được coi là một trong những cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của Ngô Tất Tố. Tác phẩm này đã thể hiện sự tài hoa, tinh tế của nhà văn khi viết về cuộc sống cũng như số phận bi thảm của nhân vật chị Dậu trong bối cảnh sưu thuế ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng.
Tiểu thuyết “Tắt đèn” ra đời vào năm 1939, với nội dung nói về cuộc sống khổ cực của người nông dân Việt Nam dưới chế độ phong kiến nửa thực dân. Chị Dậu - nhân vật chính của tác phẩm là một người phụ nữ yêu chồng thương con hết mực, chị luôn cố gắng đấu tranh để bảo vệ gia đình nhỏ bé của mình. Thế nhưng, dù chị có vùng vẫy như thế nào đi chăng nữa thì vẫn không thể thoát khỏi sự áp bức của xã hội phong kiến thối nát lúc bấy giờ.
Nhân vật Chí Phèo do nhà văn Nam Cao xây dựng lên cũng là một người nông dân nghèo khổ, bị bần cùng hóa đến mức phải bán cả danh dự và nhân phẩm của bản thân chỉ vì muốn tồn tại trên cõi đời này. Tuy nhiên, khác với chị Dậu, Chí Phèo lại chọn cái chết để giải thoát cho bản thân mình. Cả hai nhân vật đều đại diện cho tầng lớp nông dân khốn khổ trong xã hội cũ. Họ đều mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp, đáng quý nhưng lại bị xã hội tàn bạo vùi dập đến mức mất đi cả nhân tính.
Cả hai tác phẩm đều sử dụng nghệ thuật tương phản đối lập để làm nổi bật lên hoàn cảnh sống và số phận bất hạnh của nhân vật chính. Nếu như trong Tắt đèn, chị Dậu là một người phụ nữ hiền lành, nết na, đảm đang, tháo vát bao nhiêu thì tên cai lệ lại là một kẻ độc ác, hung hãn bấy nhiêu. Còn trong Chí Phèo, Chí Phèo là một anh canh điền khỏe mạnh, lương thiện bao nhiêu thì Bá Kiến lại là một tên cường hào xảo quyệt, gian manh bấy nhiêu. Sự đối lập giữa vẻ ngoài và bản chất bên trong của mỗi nhân vật càng làm tăng thêm sức hấp dẫn cho câu chuyện.
Ngoài ra, cả hai tác giả còn sử dụng ngôn ngữ vô cùng giản dị, mộc mạc, gần gũi với đời sống hàng ngày của người nông dân. Điều này giúp cho người đọc dễ dàng hiểu và cảm nhận được những tâm tư, tình cảm mà nhân vật muốn gửi gắm.
Tuy nhiên, nếu như Tắt đèn tập trung miêu tả cuộc sống của người nông dân trong thời kỳ phong kiến thì Chí Phèo lại đặt nhân vật vào bối cảnh xã hội đương thời. Chính vì vậy, tác phẩm này đã khắc họa được chân thực hơn bộ mặt xã hội lúc bấy giờ. Đồng thời, nó cũng thể hiện được khát vọng tự do, hạnh phúc cháy bỏng của người nông dân.
Như vậy, Tắt đèn và Chí Phèo đều là những tác phẩm xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Chúng đã góp phần tô đậm thêm tên tuổi của các nhà văn và để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
d11111111

12/11/2024

Hoài Anh Nguyễn

Nam Cao là nhà văn hiểu hơn ai hết nghệ thuật là một hoạt động sáng tạo. ông quan niệm: "Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài biểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có" (Đời thừa).


Nam Cao tuyên bố như thế và quyết thực hiện như thế trong sáng tác của mình. Ta có thể thấy rõ điều đó qua thiên truyện ngắn Chí Phèo của ông.


Trong dòng văn học hiện thực phê phán ở nước ta trước Cách mạng tháng Tám 1945, tình cảnh bi thảm của người nông dân nghèo là một để tài rất phổ biến.


Người ta thường nói: ở mỗi người Việt Nam, dù thuộc tầng lớp nào, cũng cố một người nông dân. Có lẽ vì thế chăng, mà nhiều cây bút đã viết rất hay, rất sâu sắc về người nông dân. Trước khi Nam Cao viết Chí Phèo (1941), Vũ Trọng Phụng đã viết Giông tố, Vỡ đê (1936), Ngô Tất Tố đã viết Tắt đèn (1937), Nguyễn Công Hoan đã viết Bước đường cùng (1938);;. Đấy là chưa kể Trần Tiêu, Thanh Tịnh... cũng viết rất hay về nông dân.Đối với đề tài ấy, Nam Cao là người đến muộn. Trên mảnh đất người ta đã đào xới rất kỹ rồi, ông còn tìm tòi được gì mới mẻ đây! Đây quả là một thử thách rất khắc nghiệt đối với một cây bút đòi hỏi nghề văn phải là một nghề sáng tạo.


Nhưng Nam Cao đã vượt qua được thử thách ấy một cách thật là vinh quang.


|Đọc Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, người ta tưởng chừng như không còn gì để nói thêm nữa về nỗi khổ của người nông dân thời trước, ngoài những điều mà anh Pha (Bước đường cùng), Chị Dậu (Tắt đèn) phải gánh chịu.


Vậy mà khi Chí Phèo ngất ngưỡng bước ra từ những trang sách của Nam Cao, người đọc mới nhận thấy rằng, té ra đây mới là kẻ khốn cùng nhất ở nông thôn ta ngày trước. Chị Dậu phải bán đi tất cả: bán con, bán chó, rồi bán sữa đi ở vú... Người nông dân còn có gì nữa để mà bán! Ấy thế mà Chí Phèo vẫn tìm ra một tài sản để bán, cái tài sản cuối cùng mà chị Dậu chưa phải bán: ấy là nhân tính là hồn người. Mất tài sản này thì con người thành con quỷ. Chị Dậu dù khổ cực thế nào, nhưng vẫn còn được là người trong khi Chí Phèo phải trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.


Phát hiện ra nỗi khổ ấy của người nông dân, Nam Cao đã đem đến cho tác phẩm của mình một sức tố cáo thật sâu sắc mãnh liệt. Đúng vậy, chị Dậu của Ngô Tất Tố thật là cực khổ đủ đường: chồng bị bắt, con phải bán đi, bản thân phải đi ở và nhiều lần bị đe doạ hãm hiếp. Nhưng chị vẫn giữ được nguyên vẹn cả nhân tính lẫn nhân hình. Chí Phèo thì đành để mất tất cả. Chính vì thế mà hắn không được chấp nhận trở lại làm người, Cái bộ mặt đầy sẹo ngang dọc ấy, cái lý lịch đầy tội lỗi và những cơn say triền miên ấy, khiến cả làng Vũ Đại, ngoài Thị Nở ra không ai còn có thể tin rằng, trong tâm hồn hắn, còn sót lại một chút gì gọi là lương tâm hay nhân tính. Chí. Phèo đã rơi vào tấn bi kịch đau đớn nhất, bị từ chối làm người.


Trong quan niệm của Nam Cao về nghệ thuật, có điều này cũng rất tiến bộ, ông cho rằng, văn chương phải nhằm mục đích "ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình..." (Đời thừa). Thực ra chủ nghĩa nhẫn đạo vẫn được xem là cơ sở tư tưởng nói chung của văn học hiện thực chủ nghĩa: Những cây bút hiện thực như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, hay Nguyên Hồng, Ngô Tất Tố đều lên án xã hội thực dân, phong kiến trên lập trường của chủ nghĩa nhân đạo. Có điều, về phương diện này, tác giả Chí phèo vẫn có những đóng góp riêng có thể gọi là độc đáo, mới mẻ.


Hãy trở lại với tác phẩm Tất đèn. Ai nấy đều biết nhà văn Nguyễn Tuân đã từng ca ngợi cuốn tiểu thuyết này của Ngô Tất Tố bằng những hình ảnh thật đích đáng: "Trên cái tối trời tối đất" ngày xưa, tác giả đã dựng nên "bức chân dung lạc quan của Chị Dậu". Nguyễn Tuân muốn nói rằng, qua nhân vật này, Ngô Tất Tố đã thể hiện niềm tin tưởng chắc chắn của mình ở phẩm chất tốt đẹp của người nông dân lao động, dù sống trong bùn vẫn toả hương thơm thanh khiết như một bông sen giữa đầm lầy.


Đó là biểu hiện cao đẹp nhất của lòng nhân đạo trong tác phẩm Tất đèn. Ngô Tất Tố qua hình tượng chị Dậu, chẳng những thông cảm sâu sắc với mọi nỗi khổ cực của người nông dân trong xã hội cũ, mà còn tỏ thái độ kính trọng thật sự những con người thuộc tầng lớp dưới đáy của xã hội ấy nữa. Điều đó không phải nhà văn hiện thực vào cũng cố được.


Tuy nhiên, chị Dậu dù sao cũng là một con người bình thường, một người đàn bà lành mạnh của đời sống lương thiện. Còn Chí Phèo của Nam Cao thì đã bị nhà tù của chủ nghĩa thực dân và thủ đoạn độc ác của Bá Kiến biến thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Vậy mà Nam Cao vẫn tin rằng dưới đáy sâu của tâm hồn tưởng như hoàn toàn đen độc của Chí, vẫn tồn tại bản chất lương thiện của người nông dân lao động mà không một sức mạnh nào, dù ghê tởm đến đâu cũng không thể tiêu diệt được. Cho nên khi gặp Thị Nở, mối tình chân thật của người đàn bà này mớí có thể làm thức dậy cái chất người chưa chết hẳn ở anh ta. Chí thèm khát được trở về cuộc sống lương thiện, muốn sống hoà với mọi người. Nhưng ai tin anh ta được! Xã hội độc ác đã cướp đi bộ mặt. người của anh ta rồi còn đâu? Và Bá Kiến đã tạo cho anh ta một bản lý lịch đầy tội ác, làm sao đẩy xoá đi được! Trong cơn tuyệt vọng, anh ta đã đâm chết Bá Kiến và tự sát; Nam Cao đã sáng tạo nên một nhân vật nô lệ thức tỉnh đứng lên đòi quyền làm người. Anh ta phải tự sát vì một mặt không muốn trở về cuộc sống của con quỷ dữ của làng Vũ Đại, mặt khác đã bị từ chối làm người.


Đấy là tấn bi kịch đau đớn của Chí Phèo. Nam Cao đã dựng lên tấn bi kịch ấy bằng những trang viết chứa chan tình nhân đạo, một chủ nghĩa nhân đạo đặc biệt sâu sắc và cảm động với những biểu hiện độc đáo chưa cố dưới ngòi bút của Ngô Tất Tố cũng như của các bậc đàn anh khác như Vũ Trọng Phụng hay Nguyễn Công Hoan.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved