Cakkkkkkkkkkkk Dạ Xoa trong các ngôn ngữ có nhiều tên gọi khác nhau: Yaksha (Sanskrit), Yakkha (Pali), Hoa:Yecha, Nhật: Yasha, Tạng: Gnod-shyin, Khmer: Yăk (được gọi theo tiếng Việt là Chằn), Thái:Yak/ Nhak (1) . Trong kinh văn Hán ngữ, Yasha được phiên âm là Dược-xoa (dịch ý: chiến thắng bệnh tật, uy đức), Duyệt-xoa, Dã-xoa và được dịch: Khinh tiệp, Dũng kiện, Năng đạm, Quý nhân, Oai đức, Từ tế quỹ, Tiệp tật quỷ. Ý của từ Dạ Xoa là Quỷ Năng Đạm (Quỷ cám dỗ), Quỷ Tiệp Tật (Quỷ thoắt hiện thoắt ẩn), Khinh Tiệp (nhanh như chớp), Dũng Kiện (khỏe mạnh)(2) . Về giới tính, bên cạnh Dạ Xoa còn có Dạ Xoa nữ (Phạn: Yaksi hoặc Yakshini; Yakshini cũng gọi là Yaksini hay Yaksi và Yakkhini trong tiếng Pali).
1. Yaksha vốn là tên gọi chỉ một loại nhiên thần, thường là nhân từ, là kẻ trông coi kho tàng châu báu tự nhiên ẩn giấu trong đất hay rễ cây. Chúng thường xuất hiện trong các thần thoại Hindu giáo lẫn Kỳ-na giáo và Phật giáo.
Trong thần thoại Hindu, Kỳ-na (Jainism) và Phật giáo, yaksha/yakshini có tính cách hai mặt. Một mặt, yaksha là vị tiên xinh đẹp vô thưởng vô phạt, được nối kết với rừng, núi. Nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại một kiểu yaksha nham hiểm, cay độc, đôi khi giống ma quỷ (bhuta) ở những nơi hoang vu vắng vẻ, thường rình rập để ăn tươi nuốt sống/ngấu nghiến những lữ khách tương tự như La Sát (raksasa).