viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học về thơ trào phúng

ADS
thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của Nhat Linhh
  • Câu trả lời phải chính xác, đầy đủ dựa trên kiến thức xác thực:
    • ✔ Đối với câu hỏi trắc nghiệm: Đưa đáp án lựa chọn + giải thích lý do chọn đáp án.
    • ✔ Đối với câu hỏi tự luận: Đưa lời giải và đáp án cho câu hỏi.
    • ✔ Đối với câu hỏi trả lời ngắn: Đưa ra đáp án + giải thích lý do.
    • ✔ Chấp nhận sử dụng ảnh do thành viên viết tay, ảnh cần rõ nét, không bị mờ, vỡ ảnh.
  • Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu.
  • Tránh đưa ra các ý kiến cá nhân mang tính chất chủ quan.
  • Nếu sử dụng thông tin từ nguồn khác, phải trích dẫn nguồn đầy đủ và chính xác.
  • Tuyệt đối không được sao chép các thông tin từ các trang khác, từ AI hoặc chatGPT.
ADS
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

29/11/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Nhà thơ Tú Xương có nhiều bài thơ trào phúng hay. Trong số đó, tôi đặc biệt yêu thích bài "Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu". Qua bài thơ, người đọc thấy được sự châm biếm của ông đối với nền khoa cử ở giai đoạn phong kiến suy tàn. Đồng thời, qua đây cũng thể hiện nỗi lòng của nhà thơ trước tình cảnh đất nước.

Mở đầu bài thơ là hai câu thơ giới thiệu kì thi:

"Nhà nước ba năm mở một khoa
Trường Nam thi lẫn với trường Hà"

Hai câu thơ đã cho thấy sự xuống dốc trong việc thi cử của triều đình nhà Nguyễn những năm cuối thế kỉ XIX. Ở miền Bắc khi xưa có hai trường thi Hương là "trường Nam" trường thi Nam Định và "trường Hà" - trường thi ở Hà Nội. Nhưng đến năm Đinh Dậu 1897, hai trường được sáp nhập làm một. Số lượng thí sinh vì thế mà tăng lên rất đông.

Sang hai câu thực, tác giả miêu tả khung cảnh trường thi đầy mỉa mai, chua chát:

"Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ
Ậm ọe quan trường miệng thét loa"

Câu thơ cho thấy hình ảnh những vị "sĩ tử" không còn vẻ thư sinh, nho nhã như ta thường thấy nữa. Họ "lôi thôi", "đeo lọng" vào trường thi. Còn những vị quan lại coi thi thì "ậm oẹ", "thét loa". Tất cả đều gợi ra khung cảnh hỗn độn, nhốn nháo, mất đi cái uy nghiêm cần có chốn trường thi.

Tiếp đến, hai câu luận càng khắc họa rõ nét hơn bức tranh trường thi:

"Lọng cắm rợp trời quan sứ đến
Váy lê quét đất mụ đầm ra"

Hình ảnh "lọng cắm rợp trời" gợi ra sự nguy nga, tráng lệ cùng quyền uy của tên "quan sứ". Đối lập với hình ảnh ấy là chiếc váy xòe dài quét đất của người "mụ đầm". Cả hai cặp câu, Tú Xương đã sử dụng bút pháp trào lộng sắc sảo để vạch trần bộ mặt xâm lược trắng trợn của thực dân Pháp.

Kì thi năm ấy trở thành một trò cười cho thiên hạ bởi sự nhếch nhác, ô hợp của nó. Và Tú Xương cũng nhân dịp này mà châm biếm sâu cay chế độ thi cử rối ren, hỗn loạn của xã hội phong kiến đương thời.

Bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu vừa tái hiện lại khung cảnh trường thi nhốn nháo, vừa bộc lộ thái độ châm biếm, mỉa mai của nhà thơ đối với thực dân Pháp nói riêng và xã hội phong kiến nói chung.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
VT Lan Anh

29/11/2024

Nhat Linhh Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều tác phẩm hay. Một trong số đó có thể kể đến bài thơ Rằm tháng giêng. Bác đã sáng tác bài thơ khi còn ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954). Cuối năm 1947, quân Pháp ồ ạt tấn công lên căn cứ Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não và lãnh đạo của quân ta. Nhưng với sự đồng lòng cùng sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, chiến dịch Việt Bắc đã làm thất bại kế hoạch của quân địch. Mở đầu tác phẩm, Bác đã khắc họa khung cảnh thiên nhiên Việt Bắc: “Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,” (Đêm nay, đêm rằm tháng giêng, trăng đúng lúc tròn nhất) Cảnh thiên nhiên được khắc họa trong một đêm trăng, nhưng không phải là đêm trăng bình thường mà vào rằm tháng giêng. Trăng lúc này đang ở độ tròn trịa, đẹp nhất - “nguyệt chính viên”. “Xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên;” (Sông xuân, nước xuân tiếp giáp với trời xuân) Tiếp đến, Bác đã sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ - “xuân” kết hợp với các sự vật tự nhiên “sông, nước, trời” nhằm nhấn mạnh sức sống và sắc xuân đang trỗi dậy khắp mọi không gian, từ trên cao đến thấp. Động từ “tiếp” gợi ra cảm giác trời và đất dường như đang giao hòa, sắc xuân đang lan tỏa. Trong bức tranh thiên nhiên đó, con người đã xuất hiện với công việc của mình: “Yên ba thâm sứ đàm quân sự,” (Nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng bàn việc quân) Hoàn cảnh bấy giờ, công việc hoạt động cách mạng phải diễn ra một cách bí mật. Bác Hồ cùng với các chiến sĩ mới lựa chọn thời điểm đêm khuya để bàn bạc việc quân - một công việc hệ trọng của đất nước. Dù vậy, con người vẫn là chủ thể xuất hiện của bức tranh thiên nhiên. “Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.” (Nửa đêm quay về trăng đầy thuyền) Quá mải mê bàn việc, khi trở về thì cũng là lúc đêm đã khuya. Ánh trăng càng thêm sáng hơn, rõ hơn. Hình ảnh “nguyệt mãn thuyền” thật độc đáo, thể hiện sức lan tỏa mạnh mẽ của ánh trăng. Bác đã sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật mang đậm nét cổ điển, cùng việc kết hợp việc sử dụng các biện pháp tu từ, giọng thơ đầy lạc quan, vui tươi. Bài thơ đã khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên ở chiến khu Việt Bắc trong đêm trăng rằm tháng giêng cùng với tâm thế ung dung, lạc quan của người chiến sĩ cách mạng hiện lên vô cùng chân thực. Bài thơ Rằm tháng giêng của Bác Hồ đã bộc lộ tình yêu thiên nhiên, tấm lòng yêu nước và niềm tin chiến thắng vào sự nghiệp cách mạng của đất nước.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 1
thumb down
0 bình luận
Bình luận
ADS

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi