Làm sao để có câu trả lời hay nhất?
22/12/2024
22/12/2024
- Tính truyền miệng
+ Truyền miệng là phương thức lưu hành và tồn tại của văn học dân gian, tạo nên điểm khác biệt cơ bản của bộ phận văn học này với văn học viết.
+ Đặc trưng của quá trình sáng tác và lưu truyền từ người này sang người khác không bằng chữ viết mà bằng lời nói, thông qua sự ghi nhớ qua nhiều thế hệ và các địa phương khác nhau.
+ Nói truyền miệng là nói đến quá trình diễn xướng dân gian với các hình thức như : nói, kể, hát, diễn, … các tác phẩm văn học dân gian hoặc và kết hợp nội dung lời thơ, văn với các làn điệu để tạo nên tác phẩm trình diễn chèo, tuồng, cải lương, …
- Tính tập thể
+ Quá trình sáng tác tập thể diễn ra như sau: ban đầu, tác phẩm do một cá nhân khởi xướng; sau đó, những người khác tiếp tục lưu truyền, sửa chữa, thêm bớt, hoàn thiện và làm phong phú cả về nội dung lẫn hình thức cho tác phẩm.
+ Kể cả khi đã được ghi chép lại, các tác phẩm văn học dân giân vẫn tiếp tục được truyền miệng, chỉnh sửa và hoàn thiện.
+ Mỗi tác phẩm dân gian sau khi ra đời đều là tài sản chung của tập thể, mỗi người đều có quyền sử dụng, sửa chữa, bổ sung để thêm hoàn thiện, hấp dẫn.
⇒ Tính truyền miệng và tính tập thể là những đặc trưng cơ bản, chi phối, xuyên suốt quá trình sáng tạo và lưu truyền tác phẩm văn học dân gian, thể hiện sự gắn bó mật thiết của văn học dân gian với những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
- Tính thực hành
+ Phần lớn các tác phẩn văn học dân gian đều được ra đời trong những sinh hoạt như lao động tập thể, vui chơi ca hát tập thể, hội hè... .
+ Những sinh hoạt cộng đồng có vai trò chi phối cả nội dung và hình thức của tác phẩm văn học dân gian.
+ Các tác phẩm văn học dân gian có vai trò phối hợp hoạt động, tạo nhịp điệu cho sinh hoạt cộng đồng (những bài hò : hò chèo thuyền, hò đánh cá,...).
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
3 phút trước
Top thành viên trả lời