1. So sánh: So sánh là đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt.
2. Nhân hóa: Nhân hóa là dùng những từ ngữ, hình ảnh gắn với con người để miêu tả các đồ vật, con vật, cảnh vật… giúp cho các đối tượng cần miêu tả trở nên sinh động, có sức sống và gần gũi với con người.
3. Ẩn dụ: Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng (giống nhau) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt.
4. Hoán dụ: Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt.
5. Nói quá: Nói quá là phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của một sự vật, sự việc hay hiện tượng có thật trong thực tế.
6. Nói giảm nói tránh: Là cách dùng từ ngữ để biểu đạt một cách nhẹ nhàng, tế nhị, giảm đi cảm giác ghê sợ, đau buồn, nặng nề trong lời nói hoặc câu văn.
7. Điệp ngữ: Điệp ngữ là biện pháp tu từ nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ làm tăng cường hiệu quả diễn đạt như nhấn mạnh, tạo ấn tượng, gây sự chú ý, gợi liên tưởng, cảm xúc, vần điệu cho người đọc.
8. Chơi chữ: Chơi chữ là lợi dụng những hiện tượng đồng âm, đa nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,... làm câu văn hấp dẫn, thú vị.
9. Liệt kê: Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.
10. Phép đối: Phép đối là cách sắp xếp từ ngữ, cụm từ, câu ở vị trí cân xứng nhau, tạo nên hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau về mặt ngữ âm, về mặt ý nghĩa hoặc cả hai.
Lưu ý: Các biện pháp tu từ trên chỉ là những kiến thức cơ bản, còn rất nhiều biến thể và kỹ thuật phức tạp hơn mà bạn sẽ gặp phải khi phân tích tác phẩm văn học. Việc nắm vững kiến thức cơ bản sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận và hiểu rõ hơn các bài tập nâng cao sau này.