Phần I. ĐỌC HIỂU Câu 1. Phương pháp: căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học. Cách giải: Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm. Câu 2. Phương pháp: phân tích, tổng hợp. Cách giải: Từ việc từ chối cuộc sống chốn tiên bồng, ta thấy Từ Thức là người không muốn xa rời trần thế, yêu thích cái đẹp nơi trần thế hơn là chốn tiên cảnh. Chàng trân trọng cuộc sống ở nhân gian, trân trọng tình yêu đôi lứa. Qua đó thể hiện quan niệm về hạnh phúc của tác giả. Câu 3. Phương pháp: phân tích, lý giải. Cách giải: Bài học có ý nghĩa nhất đối với bản thân: cần biết trân trọng cuộc sống thực tại; luôn hướng đến những điều tốt đẹp, cao cả... Vì: Cuộc sống vốn dĩ rất tươi đẹp nhưng cũng đầy rẫy khó khăn, thử thách. Nếu chỉ mải mê chạy theo những thứ phù phiếm, hão huyền thì sẽ đánh mất đi những giá trị đích thực của cuộc sống. Chúng ta phải biết trân trọng những gì mình đang có, cố gắng vươn lên để hoàn thiện bản thân, đóng góp nhiều hơn nữa cho xã hội. II. PHẦN VIẾT Câu 1. Phương pháp: phân tích, tổng hợp. Cách giải: * Hình tượng đất nước trong đoạn thơ: Đất nước gắn liền với thiên nhiên trù phú, giàu có, hiền hòa, nên thơ. Đất nước gắn liền với truyền thống văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc. Đất nước gắn liền với lịch sử hào hùng, bất khuất, kiên cường. Đất nước gắn liền với những con người bình dị, giản đơn mà vĩ đại. * Nghệ thuật: Ngôn ngữ thơ giàu chất suy tư, triết lí. Giọng thơ tha thiết, trìu mến. Sử dụng thành công biện pháp tu từ liệt kê, so sánh,... * Đánh giá chung: Đoạn thơ đã khắc họa hình tượng đất nước Việt Nam giàu đẹp, hiền hòa, giàu truyền thống văn hóa, lịch sử hào hùng, bất khuất. Đồng thời thể hiện niềm tự hào, tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc của nhà thơ.