Nội dung về tình tiết ,nó bi kịch sâu sắc thế nào trong phim hope-hy vọng

thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của Bảo Yến Trịnh Hoàng

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

10 giờ trước

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Tình tiết của bộ phim "Hope" xoay quanh một vụ hiếp dâm và giết người tàn bạo đối với một bé gái. Bộ phim này đã gây ra sự phẫn nộ lớn trong xã hội Hàn Quốc, vì nó phản ánh thực tế đau lòng về vấn đề bạo lực gia đình và xâm hại trẻ em ở nước này.

Bộ phim không chỉ là câu chuyện về tội ác mà còn là hành trình tìm kiếm công lý cho nạn nhân và gia đình cô ấy. Nó cũng đặt ra những câu hỏi khó khăn về trách nhiệm của xã hội và hệ thống pháp luật trong việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em.

Tình tiết của bộ phim được xây dựng rất chi tiết và chân thực, từ cảnh quay hiện trường vụ án đến quá trình điều tra và xét xử. Điều này tạo nên cảm giác căng thẳng và hồi hộp cho khán giả, đồng thời khơi gợi sự suy ngẫm về ý nghĩa của hy vọng và niềm tin vào công lý.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
Gavv

10 giờ trước

Bảo Yến Trịnh Hoàng

Năm 2020, tên tội phạm ấu dâm nguy hiểm và tàn ác của Hàn Quốc - Jo Doo Soon được thả tự do sau 12 năm ngồi tù khiến dư luận xứ kim chi chấn động, bức xúc.

Jo Doo Soon gây ra thảm án ấu dâm chấn động Hàn Quốc vào tháng 12/2008. Khi đó, Jo Doo Soon 57 tuổi và trong tình trạng say rượu đã có hành vi cưỡng hiếp dã man một cô bé 8 tuổi, Na Young, đang trên đường đến trường ở phía Tây Nam Seoul, Hàn Quốc.

Không chỉ thực hiện hành vi đồi bại nhiều lần với nạn nhân, Joo Doo Soon còn gây tổn thương về thể xác và tinh thần của bé gái, khiến cô bé hỏng 80% ruột già, cơ quan sinh dục bị tổn thương và nhiễm trùng nghiêm trọng. Cô bé 8 tuổi khi đó đã sống sót nhưng phải đeo hậu môn giả bên ngoài suốt đời và hoàn toàn mất khả năng làm mẹ.

Jo Doo Soon là tội phạm ấu dâm ám ảnh nhất Hàn Quốc (Ảnh: Korea Times).

Na Young cũng bị trầm cảm và stress sau vụ tấn công. Một năm sau vụ hành hung, sau khi được điều trị tâm thần, cô được cho là đã hồi phục 70%. Cô cũng nhận được 13 triệu won tiền bồi thường vì tòa án vi phạm chính sách phỏng vấn đối với nạn nhân bị tấn công tình dục.

Cơn ác mộng đó đã đeo đuổi nạn nhân và gia đình nạn nhân nhiều năm sau này. Năm 2020, theo lời kể từ cha của Na Young, cô chỉ dám xem {"userId":dien-anh.htm,"userName":"phim"} hoạt hình và tránh hoàn toàn tin tức để tránh hoàn toàn vụ việc liên quan đến tấn công tình dục.

Năm 2021, cha của nạn nhân Na Young khiến nhiều người rơi nước mắt khi chia sẻ: "Con gái tôi giờ vẫn phải mặc bỉm khi ở nhà. Con bé phải mang theo bỉm trong túi khi đi dài ngày. Mọi người có lẽ không hiểu được cảm giác của vợ chồng chúng tôi đâu. Tôi đã sống với cảm giác bất lực vì không thể bảo vệ con gái nhỏ của mình".

"Con gái tôi giống hệt như một zombie không có cảm xúc và linh hồn mà các bạn thấy trên màn ảnh. Con bé sống với sự trống rỗng suốt thời gian dài. Con bé phải tiến hành trị liệu hai lần một tuần suốt 4 năm ròng tới khi tốt nghiệp cấp hai", bố của nạn nhân kể lại.

Jo Doo Soon gây án trong tình trạng say rượu và nhận án phạt 12 năm ngồi tù (Ảnh: Naver).

Gia đình của Na Young đã đưa con gái đi khắp Seoul, Ansan để gặp gỡ các nhà tư vấn tâm lý hay giúp con gái được điều trị sau khi bị xâm hại tình dục. May mắn thay, Na Young đã dần có cuộc sống bình thường nhờ sự yêu thương, cảm thông của những người dân xung quanh.  

Công tố viên đã đề nghị mức án chung thân cho tội ác Jo đã gây ra nhưng hắn chỉ bị tòa án quận Suwon, Hàn Quốc xét xử Jo 12 năm tù giam với lý do phạm tội khi say rượu. Ngoài khoản phí bồi thường, hắn còn bị đeo vòng theo dõi trong 7 năm. Vụ án của Jo khiến nhiều người dân Hàn Quốc chỉ trích hệ thống tư pháp của đất nước vì đã khoan hồng đối với tội phạm tình dục.

Cuối năm 2020, Jo Doo Soon được mãn hạn tù và thông tin này lại gây chấn động xứ kim chi. Trong những năm ngồi tù, Jo Doo Soon đã viết thư cho nạn nhân, cầu xin sự tha thứ của gia đình cô bé, mong được gặp gia đình nạn nhân sau khi mãn hạn nhưng không nhận được hồi đáp. 

Năm 2020, Jo Doo Soon được ra tù (Ảnh: News1).

Ngày Jo Doo Soon ra tù vào tháng 12/2020, khoảng 150 người biểu tình xuất hiện trước trại giam. Họ theo sát chiếc xe áp giải Jo về nhà ở thành phố Ansan, phía tây nam thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Nhiều người biểu tình, la hét, phản đối việc tên tội phạm ấu dâm được thả.

Sau khi ra tù, Jo phải đeo vòng chân điện tử để theo dõi hoạt động trong 7 năm và bị một nhân viên quản chế kiểm soát trực tiếp. Các thông tin cá nhân của Jo, bao gồm cả nơi ở, cũng được công khai. Tới tháng 5/2021, Bộ tư pháp Hàn Quốc và chính quyền thành phố Ansan thông báo, chi phí dành cho việc giám sát và theo dõi Jo đã lên tới hơn 200 triệu won trong vòng 4 tháng.

Các nhà hoạt động tại Hàn Quốc cũng nộp hàng ngàn đơn kiến nghị trong nhiều năm để kêu gọi thay đổi luật pháp. Họ phản đối việc trả tự do cho tên tội phạm nguy hiểm, gây tổn thương nghiêm trọng tới tâm hồn, thể xác một đứa trẻ.

Sau khi Jo được phóng thích, hàng chục người đã đổ xô đến nhà của kẻ ấu dâm và tuyên bố sẽ đích thân đòi công lý, bởi cho rằng bản án của ông ta quá nhẹ. Nhiều người kêu gọi thiến hoặc hành quyết Jo.

Jo Doo Soon cúi đầu xin lỗi nhưng không được đón nhận (Ảnh: News1).

Để bảo vệ an toàn cho người dân tại vùng Ansan, quan chức thành phố Ansan cấm Jo mua rượu, đặt lệnh giới nghiêm và không cho hắn tới gần những nơi có trẻ em. Cảnh sát Hàn Quốc cũng phải thường xuyên cử một đội hai người thường xuyên tuần tra quanh khu nhà của Jo để đề phòng.

Theo tờ YTN News của Hàn Quốc, sau khi Jo ra tù, sự ghét bỏ và phản đối với hắn vẫn còn tồn tại trong dư luận. Tháng 1/2021, Jo nộp đơn xin hưởng trợ cấp dành cho người cao tuổi và thông tin này khiến dư luận xứ Hàn bức xúc. Cụ thể, hai vợ chồng Jo nhận được 1,2 triệu won mỗi tháng tiền trợ cấp.

Jo và vợ được xếp vào nhóm công dân cao tuổi không còn khả năng lao động. Vợ Jo chưa đến 65 tuổi song gặp khó khăn khi tìm việc làm do bị bệnh mạn tính và ảnh hưởng tiếng xấu của chồng. Nhiều người dân Hàn Quốc gửi đơn kiến nghị chính phủ không cho Jo được hưởng khoản phúc lợi này.

Tháng 12/2021, một thanh niên trong độ tuổi 20 đã giả dạng cảnh sát để đột nhập vào nhà Jo và dùng búa đánh vào đầu Jo Doo Soon vì muốn trừng phạt nguyên mẫu tội phạm tình dục nguy hiểm. Sau vụ tấn công, vợ Jo Doo Soon đã báo cảnh sát và đưa chồng nhập viện.

Những người biểu tình phản đối Jo Doo Soon được tự do (Ảnh: Korea Times).

Được biết, đây là lần thứ hai, nam thanh niên 20 tuổi tấn công Jo Doo Soon kể từ khi hắn được tự do vào tháng 12/2020. Trước đó, nam thanh niên từng bị cảnh sát bắt giữ hồi tháng 2/2021 khi đang cố gắng đột nhập vào nhà Jo.

"Cuộc sống này không có ý nghĩa gì, nên nếu tôi trừng phạt được Jo Doo Soon có lẽ, đời tôi sẽ có ích hơn", nam thanh niên này chia sẻ khi bị bắt.

Về phần gia đình nạn nhân Na Young, họ muốn gia đình Doo Soon chuyển đi nơi khác vì lo ngại những ký ức cũ sẽ ám ảnh và ảnh hưởng tới cuộc sống hiện tại của Na Young. Bố của Na Young tuyên bố sẵn sàng đưa cho kẻ thủ ác 20 triệu đến 30 triệu won để hắn ta và gia đình chuyển đi sống thật xa nhà của họ. "Dù có phải vay nợ, tôi cũng chấp nhận điều này", cha của Na Young nói trong bất lực.

Na Young không muốn rời Ansan vì tin rằng, đây chính là nơi duy nhất có những người thực sự yêu thương, cảm thông với nỗi đau của cô mà không nhìn cô với ánh mắt khác lạ.


"Hope" - Bộ phim xuất sắc về vụ án ấu dâm của Hàn (Video: KBS).

Năm 2013, bộ phim mang tên Hope được xây dựng từ vụ án ấu dâm của Jo Doo Soon đã chính thức ra ra rạp và thu hút 2,67 triệu người xem. Bộ phim cũng lấy đi nước mắt của khán giả và trở thành tác phẩm {"userId":dien-anh.htm,"userName":"điện ảnh"} có tiếng vang của Hàn Quốc.

Năm 2013, phim từng đoạt giải thưởng Phim hay nhất tại lễ trao giải điện ảnh Rồng Xanh lần thứ 34 của Hàn Quốc. Bộ phim cũng khiến dư luận xứ Hàn thêm một lần phẫn nộ và căm giận với Jo Doo Soon, nguyên mẫu tội phạm được xây dựng trong phim.

Đạo diễn Lee Joon Ik của bộ phim từng chia sẻ lý do thực hiện Hope là để "động viên Na Young và những nạn nhân khác của tội ác tình dục". Họ chính là những người chịu nhiều tổn thương và thiệt thòi nhất trong những vụ án tình dục đau lòng.

Theo

The Korea Times

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 1
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
GREY

10 giờ trước

Bảo Yến Trịnh Hoàng"Hope" (Hy vọng) là một bộ phim Hàn Quốc được phát hành vào năm 2013, dựa trên câu chuyện có thật về vụ tấn công tình dục trẻ em ở Busan, một sự kiện gây chấn động dư luận vào năm 2008. Bộ phim không chỉ là một tác phẩm điện ảnh mô tả nỗi đau mà còn là một bản hùng ca về sự kiên cường, tình thương và hy vọng.

Tình tiết và bi kịch trong "Hope"

1. Sự kiện bi kịch: Bộ phim bắt đầu với việc nhân vật chính, Soo-yeon (một cô bé 8 tuổi), trở thành nạn nhân của một vụ tấn công tình dục nghiêm trọng. Sự việc này không chỉ ảnh hưởng đến cô bé mà còn tác động sâu sắc đến gia đình và cộng đồng. Cuộc sống của cô bé và gia đình cô bị đảo lộn hoàn toàn. Việc Soo-yeon bị tổn thương thể xác và tinh thần là một bi kịch sâu sắc, vì nạn nhân còn quá nhỏ và không đủ khả năng hiểu được toàn bộ những gì đang xảy ra với mình.

2. Tâm lý nhân vật: Bi kịch trong "Hope" không chỉ đến từ sự tàn bạo của tội ác, mà còn từ sự đấu tranh tâm lý trong suốt quá trình hồi phục của Soo-yeon. Cô bé phải đối mặt với sự xấu hổ, sợ hãi và những chấn thương tâm lý sâu sắc. Mặc dù bị tổn thương, Soo-yeon thể hiện sự kiên cường và dần tìm lại sức mạnh để tiếp tục sống. Tuy nhiên, sự tổn thương này không thể xóa nhòa, và những vết sẹo cả thể xác lẫn tinh thần sẽ theo cô suốt phần đời còn lại.

3. Khủng hoảng gia đình: Câu chuyện cũng làm nổi bật sự xáo trộn trong gia đình của Soo-yeon. Người cha và mẹ cô phải đối mặt với những cảm xúc đau đớn và bất lực khi chứng kiến con gái mình bị tổn thương sâu sắc. Sự tan vỡ trong quan hệ vợ chồng, giữa những hi vọng và nỗi tuyệt vọng, tạo thành một bi kịch khác. Mặc dù họ luôn yêu thương cô bé và cố gắng làm mọi thứ để cô hồi phục, nhưng không phải lúc nào sự đau thương cũng có thể chữa lành nhanh chóng.

4. Cuộc chiến pháp lý: Tính bi kịch của bộ phim còn thể hiện qua cuộc chiến pháp lý nhằm trừng trị kẻ thủ ác. Trong khi đó, các nhân vật phải đương đầu với sự bất lực của hệ thống pháp luật, và hành trình đòi lại công lý trở nên gian nan hơn bao giờ hết. Điều này tạo ra một cảm giác bi đát về sự thiếu sót trong xã hội và hệ thống.

Bi kịch sâu sắc:

Bi kịch trong "Hope" không chỉ là câu chuyện của một cô bé, mà là câu chuyện của một xã hội phải đối mặt với những vết thương không thể lành nhanh chóng. Phim khắc họa một bức tranh toàn cảnh về những mất mát và hy vọng, về cách mà nạn nhân và gia đình họ phải đấu tranh để vượt qua nỗi đau tột cùng.

Phim không chỉ đơn thuần là mô tả sự tàn bạo của hành vi xâm hại trẻ em, mà còn nêu bật sự kiên cường, lòng yêu thương và những hy vọng dù nhỏ bé nhưng vẫn nhen nhóm trong bóng tối. Cảm giác bi kịch trong phim không chỉ là kết quả của hành động tội ác mà còn là cách những nỗi đau này ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống, nhân cách và tương lai của nạn nhân, gia đình và cộng đồng.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved