avatar
Trúc Nguyễn

4 giờ trước

Tóm tắt lý thuyết Quốc phòng an ninh 12 Cánh Diều bài 5: Truyền thống và nghệ thuật đánh, kiến thức trọng tâm Quốc phòng an ninh 12 cánh diều bài 5: Truyền thống và nghệ thuật đánh giặc giữ nước của đị...

Trả lời câu hỏi của Trúc Nguyễn

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

4 giờ trước

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Bài 5: "Truyền thống và nghệ thuật đánh giặc giữ nước của địa phương" trong sách giáo dục quốc phòng - an ninh 12 (Cánh Diều) tập trung vào việc khái quát những truyền thống lịch sử và nghệ thuật chiến tranh của các địa phương Việt Nam trong cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc. 1. **Truyền thống đánh giặc giữ nước**: - Địa phương nào cũng có những truyền thống riêng về việc chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Những truyền thống này thường gắn liền với lịch sử địa phương, là kết quả của những cuộc chiến tranh và sự hy sinh của nhân dân. - Các phong trào kháng chiến trong lịch sử, như kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, và bảo vệ biên giới cũng được đề cập để minh họa cho tinh thần đoàn kết, bất khuất của nhân dân. 2. **Nghệ thuật đánh giặc**: - Bài học từ các cuộc kháng chiến cho thấy nghệ thuật đánh giặc không chỉ bao gồm chiến thuật mà còn cả chiến lược, sự linh hoạt trong việc ứng phó với tình hình thực tế. - Nghệ thuật đánh giặc cũng liên quan đến việc kết hợp sức mạnh của quân đội và lực lượng vũ trang địa phương, phát huy vai trò của nhân dân trong việc bảo vệ quê hương. 3. **Ý nghĩa và giá trị**: - Việc học hỏi và phát huy những truyền thống này giúp củng cố lòng yêu nước, ý thức bảo vệ tổ quốc trong thế hệ trẻ. - Thông qua việc nắm vững những kiến thức này, học sinh có thể hiểu rõ hơn về trách nhiệm của mình trong việc góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bài học này không chỉ có ý nghĩa về mặt lịch sử mà còn tạo ra một nền tảng vững chắc cho thế hệ trẻ trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa, truyền thống của dân tộc.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Tóm tắt lý thuyết Quốc phòng An ninh 12 Cánh Diều bài 5: Truyền thống và nghệ thuật đánh giặc giữ nước của địa phương
Kiến thức trọng tâm
Bài học này giúp chúng ta hiểu sâu hơn về truyền thống hào hùng và những nghệ thuật quân sự độc đáo của cha ông ta trong cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Dưới đây là những kiến thức trọng tâm cần nắm vững:

1. Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc
Tinh thần yêu nước nồng nàn: Dân tộc ta có truyền thống yêu nước nồng nàn, sẵn sàng hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Tinh thần đoàn kết: Toàn dân đoàn kết một lòng, từ già đến trẻ, từ nam đến nữ đều tham gia vào cuộc kháng chiến.
Sáng tạo, mưu trí: Người Việt Nam luôn sáng tạo, mưu trí trong chiến đấu, biết tận dụng địa hình, địa vật để đánh bại kẻ thù.
Tinh thần kiên cường, bất khuất: Dù gặp nhiều khó khăn, gian khổ, nhân dân ta vẫn kiên cường bám trụ, quyết tâm đánh bại kẻ thù xâm lược.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
SKY

4 giờ trước

Trúc NguyễnBÀI 5. TRUYỀN THỐNG VÀ NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA ĐỊA PHƯƠNG

  1. MỘT SỐ NÉT CHÍNH VỀ TRUYỀN THỐNG VÀ NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ CỦA LỰC LƯỢNG VŨ TRANG ĐỊA PHƯƠNG
  2. 1. Thành phần của lực lượng vũ trang địa phương
  3. a. Bộ đội địa phương
  • Bộ đội địa phương là một bộ phận của Quân đội nhân dân, được tổ chức ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phù hợp với đặc điểm tình hình, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của từng địa phương
  • Bộ đội địa phương có nhiệm vụ phối hợp với Công an nhân dân, Dân quan tự vệ, Bộ đội Biên phòng bảo vê an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong thời bình và làm nòng cốt cho toàn dan đánh giặc

b. Bộ đội Biên phòng

  • Bộ đội Biên phòng là lực lượng vũ trang nhân dân, thành phần của Quân đội nhân dân, là lưc lượng nòng cốt, chuyên trách quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới…
  • Nhiệm vụ: 
  • Thực hiện quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia, hệ thống mốc quốc giới, công trình biên giới, cửa khẩu…
  • Duy trì an ninh, trật tự, ăn toàn xã hội ở khu vực biên giới, của khẩu
  • Kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu và qua lại biên giới
  • Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu xung đột vũ trang, chiến tranh xâm lược ở khu vực biên giới
  • Tham gia thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo và phòng, chống, ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai, thảm họa, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ ở khu vực biên giới

c. Lực lượng dự bị động viên

  • Lực lượng dự bị động viên bao gồm quân nhân dự bị và phương tiện kĩ thuật dự bị đã được đăng kí quản lí và sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên để sẵn sàng bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân
  • Nhiệm vụ:
  • Lực lượng dự bị động viên được huy động khi có lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ…
  • Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm

d. Dân quân tự vệ

  • Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát li sản xuất, công tác, được tổ chức ở địa phưng gọi là dân quân, được tổ chức ở cơ quan nha nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị chuyên nghiệp, tổ chức kinh tế gọi là tự vệ. 
  • Nhiệm vụ: 
  • Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ địa phương
  • Phối hợp với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng trên địa bàn bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, hải đảo, vùng biển, vùng trời của Tổ quốc
  • Thực hiện nhiệm vụ huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật, hội thi, hội thao, diễn tập
  • Phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ
  • Tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ
  • Bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường

2. Một số nét chính về truyền thống của lực lượng vũ trang địa phương

  • Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước và nhân dân; sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
  • Độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường; vừa chiến đấu, vừa sản xuất; chiến đấu kiện cường, dũng cảm, mưu trí, linh hoạt, lao động, học tập và công tác cần cù, sáng tạo, hiệu quả.
  • Gắn bó máu thịt với nhân dân, sẵn sàng xả thân bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước ở địa phương.
  • Đoàn kết nội bộ; phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, các lực lượng; tận tình giúp đỡ nhân dân và lực lượng vũ trang địa phương bạn, nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, thuỷ chung, chỉ nghĩa, chí tình.

3. Một số nét chính về nghệ thuât quân sự của lực lượng vũ trang địa phương

  • Phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân ở địa phương, lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt.
  • Quán triệt tư tưởng tiến công, bám trụ kiên cường; tích cực, chủ động đánh địch rộng khắp mọi lúc, mọi nơi.
  • Phát huy sở trường, phối hợp các lực lượng của địa phương; tận dụng, cải tạo địa hình, tạo lập thế trận tại chỗ.
  • Vận dụng linh hoạt các hình thức chiến thuật, thủ đoạn chiến đấu (tập kích, phục kích, bao vây, nghi binh, căng kéo, kim giữ, phân tán lực lượng địch,...), kết hợp sáng tạo nhiều cách đánh: đánh nhỏ, đánh vừa, đánh lớn (lấy đánh nhỏ là chủ yếu), đánh tiêu hao rộng khắp, đánh tiêu diệt có trọng điểm,...
  • Phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với bộ đội chủ lực; kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự, binh vận ở địa phương tạo sức mạnh tổng hợp.

II. TRÁCH NHIỆM, XÂY DỰNG, BẢO VỆ, GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG CỦA LỰC LƯỢNG VŨ TRANG ĐỊA PHƯƠNG

  1. Tìm hiểu truyền thống của lực lượng vũ trang địa phương
  • Lịch sử hình thành và phát triển của lực lượng vũ trang địa phương; ngày truyền thống của lực lượng vũ trang địa phương.
  • Chiến công của lực lượng vũ trang địa phương
  • Người có công với cách mạng ở địa phương
  • Công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ, tượng đài,.. liên quan đến lực lượng vũ trang địa phương.
  • Cá nhân, tập thể thuộc lực lượng vũ trang địa phương có những đóng góp xuất sắc, đặc biệt xuất sắc vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc được Nhà nước tặng, truy tặng Huân chương, Huy chương, Danh hiệu vinh dự Nhà nước.

2. Trách nhiệm của công dân

  • Tích cực, chủ động tìm hiểu và vận động người thân, cộng đồng tìm hiểu về truyền thống lực lượng vũ trang của quê hương và địa phương nơi đang sinh sống.
  • Thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân, Dân quân tự vệ, Lực lượng dự bị động viên, quyền và trách nhiệm của công dân về quốc phòng và an ninh theo quy định của pháp luật.
  • Tích cực tham gia phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” và các hoạt động vận động, chăm sóc, giúp đỡ người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng, chăm sóc, gìn giữ công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ, tượng đài...
  • Đấu tranh, phản bác với quan điểm, tư tưởng trái với truyền thống của lực lượng vũ trang địa phương; phát hiện, cung cấp thông tin và tham gia ngăn chặn các hành vi xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang địa phương.


Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved