Xuân Diệu là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới. Với một giọng thơ mới mẻ, độc đáo cùng những sáng tác đưa tới nhiều cảm xúc mới lạ, nhà thơ đã nhanh chóng chiếm được trái tim của độc giả. Trong số đó, không thể không nhắc tới Nguyệt Cầm. Một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Xuân Diệu.
Thơ Xuân Diệu là nguồn cảm xúc tràn trề với thiên nhiên, với cuộc sống và tình yêu. Trước Cách mạng Tháng Tám, thơ Xuân Diệu còn chứa đựng cả nỗi buồn cô đơn, hoang hoải trước cuộc đời. Nhưng dù trong nỗi buồn ấy, ta vẫn thấy một cái tôi Xuân Diệu rất riêng, rất mới. Điều này được thể hiện rõ qua bài thơ Nguyệt Cầm.
Nguyệt cầm là bài thơ được rút ra từ tập Thơ thơ, tập thơ được coi là kiệt tác trong sự nghiệp sáng tác của Xuân Diệu. Có thể nói rằng, mỗi bài thơ của Xuân Diệu đều là một bản tự họa tâm hồn. Và với Nguyệt cầm cũng vậy, qua bài thơ, chúng ta hiểu thêm về nỗi buồn cô đơn của nhà thơ.
Bài thơ được mở ra bằng những giai điệu nhẹ nhàng, trong trẻo:
Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân ...
Đêm trăng, Xuân Diệu lắng nghe tiếng đàn xao động. Trăng nhập vào đây cung nguyệt lạnh, dường như ở đây có sự giao thoa giữa ánh sáng và âm thanh, hai yếu tố vốn chỉ tồn tại trong tự nhiên. Ở đây, Xuân Diệu đã hòa trộn nó bằng sợi dây đàn. Tiếng đàn cất lên, lan tỏa khắp không gian, len lỏi chạm vào từng ngóc ngách của đất trời. Tiếng đàn lúc đầu còn vui tươi sau đó dần trở nên buồn bã hơn. Như đang chất chứa biết bao nỗi niềm tâm sự của người gảy đàn. Mỗi giọt đàn rơi xuống như giọt lệ sầu thương.
Tiếp tục với những giai điệu, những nốt nhạc buồn thương:
Mây vắng, trời trong, đêm thuỷ tinh
Lung linh bóng sáng bỗng rung mình
Vì nghe nương tử trong câu hát
Đã chết đêm rằm theo nước xanh.
Không gian được mở rộng ra trước mắt người đọc. Không gian ấy rộng lớn, bao la nhưng lại tĩnh lặng. Không gian của đêm trăng, trong trẻo, sáng lấp lánh. Nhưng rồi, giữa không gian ấy, Xuân Diệu lại nghe thấy tiếng đàn ai oán, đau khổ. Đó là tiếng đàn của người nghệ sĩ hay của chính bản thân nhà thơ? Chỉ biết rằng, nó khiến cho mọi vật đều im ắng, tĩnh mịch đến lạ thường. Ngay cả mặt nước cũng không một gợn sóng mà chỉ một màu xanh ngắt. Xuất hiện trong khung cảnh ấy là hình ảnh của người nghệ sĩ cũ. Đó là người nghệ sĩ với những khúc ca đầy bi thương. Khúc ca của người nghệ sĩ đã khiến cho Xuân Diệu phải xót xa mà thốt lên:
Thu lạnh càng thêm nguyệt tơ ngời
...
Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuê.
Bốn chữ "lạnh càng thêm" cho thấy cái rét ngày một xâm chiếm không gian. Nhưng cái rét ấy, dưới con mắt của thi sĩ, lại càng trở nên đẹp hơn, sáng hơn nhờ ánh trăng. Ánh trăng chiếu xuống vạn vật, khiến chúng trở nên lấp lánh hơn. Và rồi, tiếng đàn du dương, trầm bổng cất lên trong không gian tĩnh lặng ấy. Nó khiến cho người đọc chúng ta cũng cảm thấy nao lòng. Tiếng đàn ấy như thấm sâu vào tâm hồn của con người, khiến họ cảm thấy buồn man mác.
Như vậy, Nguyệt cầm của Xuân Diệu là một bài thơ hay. Qua bài thơ, chúng ta đã thấy được một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Cùng với đó, là những tâm sự thầm kín của nhà thơ gửi gắm trong bài thơ.