Làm sao để có câu trả lời hay nhất?
17/02/2025
17/02/2025
Chi VũCâu 11. Qúa trình phong hóa là gì? Trình bày các quá trình phong hóa lí học, hóa học, sinh học.
Hướng dẫn:
- Quá trình phong hóa:Là quá trình phá hủy và làm biến đổi các loại đá và khoáng vật dưới tác động của nhiệt độ, nước, oxi, cácbonic, các loại axit có trong thiên nhiên và sinh vật. Cường độ phong hóa xảy ra mạnh nhất ở bề mặt Trái Đất.
- Các quá trình phong hoá
+ Phong hóa lí học: Phong hóa lí học là sự phá hủy đá thành các khối vụn có kích thước to, nhỏ khác nhau mà không làm thay đổi màu sắc, thành phần khoáng vật và hóa học của chúng. Kết quả làm đá bị rạn nứt, vỡ thành những tản và mảnh vụn.
+ Phong hóa hóa học: Phong hóa hóa học là quá trình phá hủy, chủ yếu làm biến đổi thành phần ,tính chất hóa học của đá và khoáng vật. Tác nhân chủ yếu là nước và các hợp chất hòa tan trong nước, khí cacbonic, oxi, axit hữu cơ của sinh vật thông qua các phản ứng hóa học. Kết quả tạo thành địa hình cacxtơ.
+ Phong hóa sinh học: Phong hóa sinh học là sự phá hủy đá và các khoáng vật dưới tác động của sinh vật như vi khuẩn, rễ cây, nấm….Kết quả: Đá và khoáng vật vừa bị phá hủy cơ giới, vừa bị phá hủy về mặt hóa học.
2. Dạng nâng cao
Câu 1: Tại sao nói vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo là những vùng bất ổn của vỏ Trái Đất?
Hướng dẫn:
- Thuyết kiến tạo mảng cho rằng vỏ Trái Đất trong quá trình hình thành đã bị gãy vỡ, tách ra thành những mảng cứng, gọi là các mảng kiến tạo. Thạch quyển được cấu tạo bởi một số mảng kiến tạo nằm kề nhau. Các mảng này nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánh dảo thuộc tầng trên cùng của bao manti và di chuyển một cách chậm chạp.
- Do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và nhiệt độ cao trong tầng Man ti trên nên các mảng kiến tạo dịch chuyển. Hoạt động kiến tạo chủ yếu tập trung tại ranh giới tiếp xúc giữa các mảng.
- Khi 2 mảng kiến tạo xô vào nhau hoặc chờm lên nhau (tiếp xúc dồn ép), ở chỗ tiếp xúc của chúng đá sẽ bị nén ép, dồn lại và nhô lên hình thành các dãy núi cao, sinh ra động đất, núi lửa…(dãy Hy-ma-lay-a do hai mảng Ấn Độ và Âu-Á xô vào nhau), các vực biển sâu (như ở phía tây Thái Bình Dương).
+ Khi 2 mảng tách xa nhau sẽ tạo ra các vết nứt tách dãn, mắcma sẽ trào lên tạo ra các dãy núi nằm dọc vết nứt – đó là dãy núi ngầm giữa đại dương (dãy núi ngầm Đại Tây Dương), kèm theo hiện tượng động đất hoặc núi lửa.
Câu 2: Phân tích mối quan hệ giữa sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ trên Trái Đất với sự dịch chuyển các mảng kiến tạo của thạch quyển.
Hướng dẫn:
* Sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ:
- Các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ nằm ở ranh giới tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo.
- Các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ thường phân bố trùng nhau.
* Giải thích
Trong khi dịch chuyển các mảng kiến tạo có thể ròi nhau, xô vào nhau hoặc trượt lên nhau.
- Khi 2 mảng lục địa chuyển dịch xô vào nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng đá sẽ bị nén ép, dồn lại và nhô lên hình thành các dãy núi cao, sinh ra động đất, núi lửa…(dãy Hy-ma-lay-a do hai mảng Ấn Độ và Âu-Á xô vào nhau).
- Khi 2 mảng tách xa nhau sẽ tạo ra các vết nứt tách dãn, mắcma sẽ trào lên tạo ra các dãy núi nằm dọc vết nứt – đó là dãy núi ngầm giữa đại dương (dãy núi ngầm Đại Tây Dương), kèm theo hiện tượng động đất hoặc núi lửa.
- Khi 2 mảng đại dương chuyển động tiến sát vào mảng lục địa, mảng đại dương sẽ chui xuống mảng lục địa, nâng rìa lục địa lên và uốn nếp các đá trầm tích ở đáy đại dương thành núi. sự chuyển dịch này thường kèm theo động đất, núi lửa (mảng Thái Bình Dương tiến sát vào mảng Á – Âu tạo ra vành đai núi lửa Thái Bình Dương).
- Nếu 2 mảng gặp nhau rồi dịch ngang (trượt ngang) sẽ tạo nên vết nứt lớn của vỏ Trái Đất như vết nứt tạo nên vịnh Califoocnia.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
03/05/2025
03/05/2025
03/05/2025
Top thành viên trả lời