viết bài văn cảm nhận về nv ông hai trong bài làng của kim lân

ADS
thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của tuongvi2008

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
ADS
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

26/03/2025

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Nhà văn Kim Lân là một người rất am hiểu về cuộc sống của người nông dân ở miền Bắc Việt Nam. Truyện ngắn “Làng” của ông được sáng tác vào thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, nhân vật chính là ông Hai người làng chợ Dầu. Tác giả đã miêu tả rất thành công diễn biến tâm trạng của ông khi nghe tin đồn làng ông theo giặc qua đó đã ca ngợi tinh thần yêu nước của ông nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.
Ông Hai là một người rất tự hào về ngôi làng chợ Dầu của mình, khi phải đi tản cư ông luôn nhắc đi nhắc lại với mọi người về không khí cách mạng của làng ông: “Cả giới phụ lão có cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập một hai…”. Ông cứ nói cho sướng miệng và vơi đi nỗi nhớ làng chứ cũng không quan tâm tới người ta có nghe hay không. Vì quá yêu và tự hào về làng nne ông đã “nghẹn đắng hẳn lại, da mặt tê rân rân”, “chết lặng đi tưởng như không thở được” khi nghe tin cả làng của mình theo Việt gian.
Lúc đầu ông còn không thể tin, hỏi lại người đàn bà một cách ngờ vực, cho tới khi đích chính người đàn bà ấy nói ra cái tin ấy đang lan ra khắp nơi thì ông Hai mới dường như không thể tin nổi. “Cổ họng ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi tưởng như không thở được”. Ông cảm thấy sốc, cảm thấy đau đớn và nhục nhã vì cái làng mà ông vẫn luôn tự hào rồi ra nó lại theo giặc. Bao nhiêu niềm tự hào trước kia của ông đều sụp đổ. “Ông cố làm ra vẻ bình thản, nhưng lòng dạ thì bối rối”. Còn gì đau xót và tệ hại hơn khi người ta ghét bỏ, tẩy chay vì theo giặc? Cái tin nhảm ấy chẳng những làm tan nát trái tim ông mà còn khiến cho những người khác cùng cảnh ngộ với ông đau đớn gấp bội phần.
Từ lúc ấy trong tâm trí ông chỉ có cái tin dữ ấy xâm chiếm, nó trở thành nỗi ám ảnh day dứt khiến ông trở nên đau đớn, tủi nhục, khốn khổ cứ nhìn thấy đám đông nào tụ tập cũng sợ họ đang nói về làng chợ Dầu theo giặc của mình. “Chao ôi ! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian ! Rồi đây biết làm ăn buôn bán ra sao ? Ai người ta chứa.” Ông Hai thương vợ thương con, lo lắng cho tương lai của chúng. Nếu chúng nó biết cái tin này thì “cắt cổ hắn bây giờ”. Ông nắm chặt tay lại mà rít lên : “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này”. Nhưng sau đó ông lại cảm thấy “câu nói văng ra cùng với nỗi căm giận trong ông”, ông đưa tay lên che miệng bởi lo sợ đứa con bé sẽ nghe được. Ông Hai luôn có sự trung thành với kháng chiến với cụ Hồ, nghe theo lời khuyên của cụ nên ông mới rời làng đi tản cư chứ không ông vẫn muốn chết ở làng chứ không chịu rời đi. Chính vì thế nên ông rất bất bình trước thái độ của mọi người khi họ có vẻ xa lánh gia đình ông. Gia đình ông đã ở nhờ nhà bà chị vợ nhưng bà ấy mãi không chịu đựng được cái tin ấy nên đòi đuổi gia đình ông đi. Ông không thể về làng vì “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ”. Tất cả các chi tiết trên đã chứng minh cho tình yêu làng yêu nước lớn lao của ông Hai.
Trong lúc tưởng như tuyệt đường sinh sống ấy thì may mắn cũng đến với ông khi nghe được tin đính chính rằng làng ông không theo giặc. Nghe được tin này, ông Hai như sống lại, ông mừng rỡ “cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên”. Ông đã nộp đơn xin nghỉ mấy hôm để lên trên huyện trên tỉnh để thanh minh giải thích rõ ràng rằng làng ông không bán nước mà là do bọn Việt gian phản động. Sau đó ông lại vội vàng chạy về nhà cất tiếng khoe với hàng xóm láng giềng về cái tin làng ông bị giặc đốt. Đồ đạc trong nhà bị mất hết nhưng ông không hề buồn tiếc mà còn thấy vui và tự hào nữa là đằng khác. Cái nhà là một khối bạc kềnh càng như thế mà ông không hề bận tâm, tất cả những gì ông biết lúc này là “Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn !” bởi lí do “lý rằng nhà tôi bị Tây đốt mà lại vui”. Đây quả là một chi tiết vô cùng cảm động thể hiện được tình yêu làng, yêu nước to lớn của ông Hai.
Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật qua hành động suy nghĩ và đặc biệt là nội tâm của ông Hai, Kim Lân đã dựng nên một hình tượng chân chất đại diện cho những người nông dân Việt Nam sau cách mạng. Đó là những con người tuy chất phác nghèo khó nhưng mang trong mình tình yêu làng, yêu nước sâu sắc. Họ sẵn sàng hi sinh tất cả tài sản của mình miễn là giữ được bình yên cho quê hương xứ sở.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
NAKSU

26/03/2025

tuongvi2008 Trong truyện ngắn "Làng" của Kim Lân, nhân vật ông Hai đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc về một người nông dân có tình yêu làng quê tha thiết, mãnh liệt. Ông Hai không chỉ yêu cái làng Chợ Dầu của mình bằng tình cảm gắn bó tự nhiên mà còn bằng cả niềm tự hào, kiêu hãnh.

Tình yêu làng của ông Hai được thể hiện rõ nét qua những lời khoe khoang, hãnh diện về làng mình. Ông khoe về cái sinh phần của làng, về những con đường mới được làm, về cái nhà ngói cao vút của ông đốc... Những lời khoe khoang ấy có thể khiến người khác cảm thấy khó chịu, nhưng đó lại là cách ông Hai thể hiện tình yêu làng một cách chân thành, mộc mạc.

Khi nghe tin làng mình theo giặc, ông Hai đã trải qua một cú sốc lớn. Ông đau đớn, tủi hổ, thậm chí có lúc muốn từ bỏ cái làng mà mình hết mực yêu quý. Nhưng rồi, tình yêu làng trong ông đã chiến thắng. Ông Hai vẫn tin vào cái làng của mình, tin vào những người dân quê mình.

Tình yêu làng của ông Hai không chỉ là tình cảm riêng tư mà còn gắn liền với tình yêu nước, tinh thần kháng chiến. Khi nghe tin làng mình bị giặc đốt phá, ông Hai không hề buồn rầu mà lại cảm thấy vui mừng, tự hào. Ông vui vì làng mình đã đứng lên chống giặc, ông tự hào vì mình là người dân của một ngôi làng như thế.

Ông Hai là một nhân vật điển hình cho những người nông dân Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Họ là những người có tình yêu làng quê sâu sắc, có tinh thần yêu nước nồng nàn. Qua nhân vật ông Hai, Kim Lân đã thể hiện một cách sinh động, cảm động tình cảm cao đẹp ấy.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 1
thumb down
0 bình luận
Bình luận
ADS

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi