Mồng 2 tháng Chín năm 1945. Hà Nội tưng bừng màu đỏ. Một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa. Cờ bay đỏ những mái nhà, đỏ những rặng cây, đỏ những mặt hồ. Biểu ngữ bằng các thứ tiếng Việt, Pháp, Anh, Hoa...

ADS
Trả lời câu hỏi của kabasaki

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
ADS
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

27/03/2025

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Mồng 2 tháng 9 năm 1945. Hà Nội tưng bừng màu đỏ. Một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa. Cờ bay đỏ những mái nhà, đỏ những rặng cây, đỏ những mặt hồ. Biểu ngữ bằng các thứ tiếng Việt, Pháp, Anh, Hoa, Nga chăng khắp các đường phố. Các loại xe cơ quan và xe dân đều trang trí lọng, hoa và khẩu hiệu. Trên các vỉa hè, đoàn người xếp hàng ngăn nắp, trật tự. Hàng nghìn khuôn mặt vui tươi, phấn khởi. Đội ngũ các em thiếu nhi thật đông đảo, đáng yêu. Các em vẫy cờ, hoa, tranh, ảnh, vỗ tay reo mừng không dứt. Đồng bào Thủ đô già, trẻ, gaí, trai ai cũng thấy mình phải có mặt trong ngày hội lớn đầu tiên của đất nước. Những dòng người đủ mọi màu sắc, từ khắp các ngả tuôn về vườn hoa Ba Đình. Đội ngũ của những người thợ quần xanh, áo trắng tràn đầy sức mạnh và niềm tin. Người lao động bình thường hôm nay đến ngày hội với tư thế đường hoàng của những người làm chủ đất nước, làm chủ tương lai.Hàng chục vạn nông dân từ ngoại thành kéo vào. Những chiến sĩ dân quân mang theo côn, kiếm, mã tấu. Có những người vác theo cả những quả chùy đồng, những thanh long đao rút ra từ những giá vũ khí bày để trang trí các điện thờ. Trong hàng ngũ của các chị em phụ nữ nông thôn với những bộ quần áo ngày hội, có những người vấn khăn vàng, mặc áo tứ thân, thắt lưng hoa lí. Cũng chưa bao giờ người nông dân ở những làng xóm nghèo quanh Hà Nội đi vào thành phố với một niềm tự hào như ngày hôm ấy. Những cụ già vẻ mặt nghiêm trang. Những cô gái thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ. Rộn ràng là các em thiếu nhi. Dù sự giàu nghèo của mỗi gia đình chưa đổi khác, nhưng từ ngày hôm nay, tất cả các em đều trở thành những người chủ nhỏ của đất nước độc lập. Theo nhịp còi của các anh, các chị phụ trách, các em khua rền trống ếch, giậm chân bước đều, hát vang những bài ca cách mạng.Những nhà sư, những ông cố đạo cũng rời nơi tu hành, xuống đường, xếp thành đội ngũ đến dự ngày hội lớn của dân tộc. Họ góp phần tạo nên nét đặc biệt của cuộc mít tinh này. Nắng mùa thu rất đẹp trên quảng trường Ba Đình. Từ giờ phút này đã đi vào lịch sử.Đội danh dự đứng nghiêm trang chung quanh lễ đài mới dựng. Các chiến sĩ quân giải phóng bữa trước theo quân lệnh số I của Uỷ ban khởi nghĩa từ Tân Trào tiến về phía nam "đánh vào các đô thị và trọng trấn của quân địch"., hôm nay, họ đã đứng sát cánh cùng các đội tự vệ của công nhân, thanh niên và lao động thủ đô bảo vệ chính phủ lâm thời. Sau ba phút im lặng, Chủ tịch Hồ Chí Minh bước lên lễ đài. Bác khoác trên mình bộ quần áo ka ki bạc màu, dưới chân đi đôi dép cao su đã mòn. Bác giơ hai tay chào đồng bào rồi ân cần bắt tay các vị lãnh đạo lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Mọi người vô cùng xúc động khi nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập. Hai mươi bốn năm làm chủ tịch nước, trong những ngày lễ lớn của dân tộc, trong những cuộc đi thăm nước ngoài, Hồ Chủ tịch bao giờ cũng xuất hiện với một hình ảnh giản dị, không thay đổi. Vẫn bộ quần áo vải, trên ngực không một tấm huân chương, y như lần đầu Bác đã ra mắt đồng bào.Hai mươi bốn năm làm chủ tịch nước, trong những ngày lễ lớn của dân tộc, trong những cuộc đi thăm nước ngoài, Hồ Chủ tịch bao giờ cũng xuất hiện với một hình ảnh giản dị, không thay đổi. vẫn bộ quần áo vải, trên ngực không một tấm huân chương, y như lần đầu Bác đã ra mắt đồng bào.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
Chanh Đá

27/03/2025

Yến NguyễnVăn bản ghi lại lễ Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại Hà Nội, một sự kiện lịch sử trọng đại của Việt Nam. Tuy nhiên, đằng sau lớp vỏ tường thuật sự kiện, ta có thể thấy rõ tính phi hư cấu được thể hiện qua nhiều chi tiết. Tác giả không chỉ đơn thuần ghi chép lại những gì diễn ra, mà còn lồng ghép vào đó những cảm xúc, suy tư và đánh giá cá nhân.

Điều này thể hiện rõ qua cách tác giả miêu tả quang cảnh Hà Nội trong ngày lễ. Những hình ảnh "Hà Nội tưng bừng màu đỏ", "một vùng trời bát ngát cả đèn và hoa" không chỉ mang tính chất thông tin, mà còn thể hiện sự phấn khích, tự hào của tác giả trước khí thế hào hùng của dân tộc. Tương tự, việc khắc họa hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với "cụ già gầy gò, trán cao, mắt sáng, râu thưa" cũng không chỉ đơn thuần là miêu tả ngoại hình, mà còn thể hiện sự kính trọng, ngưỡng mộ của tác giả đối với vị lãnh tụ kính yêu.

Ngoài ra, việc tác giả nhấn mạnh đến "lời nói đanh thép, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng" của Bác Hồ cũng cho thấy sự đánh giá chủ quan của tác giả về bài diễn văn lịch sử. Tất cả những chi tiết này đều góp phần tạo nên tính phi hư cấu cho văn bản, khiến nó trở thành một tác phẩm văn học đầy cảm xúc và giá trị lịch sử.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
ADS

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi