phần:
câu 2: . Dấu hiệu nhận biết ngôi kể của đoạn trích: ngôi thứ nhất vì người kể xưng “tôi”.
. Những từ ngữ miêu tả tính cách của Ngạn trong đoạn trích: lạnh lùng, ít nói, không thích bắt tay, không thích mời mọc, xã giao, đặc biệt rất gắn bó với mảnh đất Pa-khen.
. Tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê: nhấn mạnh sự vất vả, gian lao của người lính nơi biên cương xa xôi.
. Ý nghĩa của câu văn: Ông già Lào trao tất cả cho Ngạn, với một lời dặn: “Mảnh đất này là đất Việt Nam. Anh là người chiến sĩ bộ đội Việt Nam, anh hãy giữ lấy”: khẳng định niềm tin mãnh liệt của thế hệ đi trước đối với thế hệ trẻ hôm nay.
. Phẩm chất cần có để trở thành một công dân yêu nước hiện nay:
+ Có tình yêu quê hương, đất nước tha thiết.
+ Luôn nỗ lực cố gắng học tập thật tốt để cống hiến sức mình xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp hơn.
+ Tích cực tham gia các phong trào bảo vệ môi trường, bảo vệ hòa bình,...
II. Viết
(2,0đ)
Phân tích ngôi kể, điểm nhìn trần thuật trong đoạn trích “Nguồn suối” của Nguyễn Minh Châu.
* Yêu cầu hình thức:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
- Bài viết phải có bố cục rõ ràng, đầy đủ; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu nội dung:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
a. Giới thiệu chung
b. Phân tích
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất, người kể xưng “tôi”, trực tiếp kể lại câu chuyện.
- Điểm nhìn trần thuật: người kể chuyện hạn tri, chỉ biết được những gì nhân vật trải nghiệm hoặc chứng kiến.
c. Đánh giá
- Về nghệ thuật:
+ Tạo nên màu sắc trữ tình cho truyện ngắn.
+ Giúp người kể chuyện dễ dàng bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của mình.
+ Làm tăng độ tin cậy cho câu chuyện.
- Về nội dung:
+ Khắc họa vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Ngạn – một người chiến sĩ kiên trung, bất khuất.
+ Thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
(4,0đ)
“Vì cơ hội như một chuyến tàu, bởi nếu nó đến muộn, bạn phải đợi; còn nếu bạn đến muộn, nó vụt mất”. Anh/Chị có đồng tình với quan niệm trên hay không? Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của cơ hội trong cuộc sống.
* Yêu cầu hình thức:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập văn bản.
- Bài viết phải có bố cục rõ ràng, đầy đủ; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu nội dung:
Hs có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể theo hướng:
I. Mở bài:
Giới thiệu vấn đề nghị luận: Vai trò của cơ hội trong cuộc sống.
II. Thân bài:
1. Giải thích
Cơ hội: thời cơ thuận tiện, hoàn cảnh tốt hoặc điều kiện thuận lợi để tận dụng, phát huy khả năng, vươn lên trong cuộc sống.
→ Cơ hội giống như một chuyến tàu, nếu bỏ lỡ sẽ không bao giờ quay trở lại.
⇒ Quan niệm đúng đắn: Cần trân trọng, tận dụng cơ hội để thay đổi cuộc sống.
2. Bàn luận
- Vì sao cơ hội như một chuyến tàu, bởi nếu nó đến muộn, bạn phải đợi; còn nếu bạn đến muộn, nó vụt mất.
+ Cuộc sống luôn biến đổi, mỗi người đều có quỹ thời gian hữu hạn, cơ hội cũng vậy, không phải lúc nào cũng có.
+ Nếu không nhanh nhạy nắm bắt, cơ hội sẽ tuột khỏi tầm tay.
+ Tận dụng cơ hội giúp con người tiến gần hơn đến mục tiêu, ước mơ, khát vọng.
+ Ngược lại, bỏ lỡ cơ hội khiến con người mãi dậm chân tại chỗ, thậm chí thụt lùi so với sự phát triển của xã hội.
- Tại sao nếu bạn đến muộn, nó vụt mất:
+ Con người thường xuyên phải đối mặt với muôn vàn thử thách, khó khăn.
+ Nếu không tự mình vượt qua, không biết chớp lấy cơ hội, chúng ta sẽ thất bại.
+ Không chỉ vậy, cơ hội còn có thể vụt tắt bất cứ lúc nào nếu chúng ta chần chừ, do dự.
3. Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức:
+ Cơ hội là món quà quý giá mà cuộc sống ban tặng.
+ Mỗi người cần trân trọng, tận dụng cơ hội để thay đổi cuộc sống.
- Hành động:
+ Rèn luyện ý chí, nghị lực, tinh thần dám nghĩ dám làm.
+ Xây dựng kế hoạch cụ thể để chinh phục mục tiêu.
III. Kết bài:
Khẳng định lại vấn đề.