19/04/2025
Làm sao để có câu trả lời hay nhất?
19/04/2025
19/04/2025
“Mùa mắm còng” là một trong những sáng tác nổi bật của Nguyên Hồ viết về Bến Tre. Nổi bật trong truyện là nhân cậu Năm, nhân vật này tiêu biểu cho tính cách người dân Nam Bộ: nghĩa tình, thủy chung, nhân hậu, vị tha.
Trước hết, Cậu Năm là người nghĩa tình, thủy chung. Cứ đến mùa mắm còng mùng 5 tháng 5 âm lịch, sau vài tuần cậu gửi mắm còng gắn với kỉ niệm hai cậu cháu, gắn với sự hi sinh gian khổ của đồng đội trong những năm chiến tranh, đó là món ăn đặc sản của vùng quê nghèo. Cạu gửi mắm còng cũng là thể hiện tình cảm của đứa cháu, lúc nào cũng ăn món mắm còng là món ăn quen thuộc của quê hương,điều đó cho thấy cậu Năm là người nghĩa tình thủy chung.
Cậu Năm còn là người bộc trực, thẳng thắn. Khi đứa cháu kêu bằng ông không ăn được mắm còng thì cậu Năm rất buồn và giận, cậu không gởi mắm còng và cũng không lên chơi vì nghĩ đứa cháu chê quê nghèo, quên cả cội nguồn. Nhưng cậu lại giàu lòng vị tha. Cậu gửi mắm còng và chuối khô cho cháu nhỏ, kèm theo lá thư. Khi biết cháu mình biết đàn ca tài tử bài “Khổng Minh tọa lầu” - di sản văn hóa của người miền Tây, cậu Năm đã tha thứ cho cháu.
Truyện đơn giản kể về một món quà quê hương nhưng đã thể hiện được sâu sắc tình cảm với quê hương. Đồng thời, truyện còn là lời nhắc nhở thế hệ sau hãy biết ơn và trân trọng quá khứ, nguồn cội.
19/04/2025
Trần Thị Ngọc Giàu Truyện ngắn "Mùa mắm còng" của Nguyễn Hồ là một lát cắt giản dị nhưng sâu sắc về cuộc sống người dân miền Tây, nơi đồng ruộng, con sông và những mùa mắm còng không chỉ là sản vật mà còn là biểu tượng văn hóa, là ký ức của bao thế hệ. Tác phẩm kể về mùa mắm còng – một mùa gắn bó với người dân quê nghèo, đặc biệt là những người phụ nữ tảo tần như má nhân vật “tôi”. Hình ảnh má hiện lên với đôi tay khéo léo, ánh mắt lo toan và cả tình yêu thương âm thầm dành cho con, cho gia đình. Dưới ngòi bút mộc mạc nhưng tinh tế, Nguyễn Hồ đã làm nổi bật vẻ đẹp của người phụ nữ Nam Bộ qua công việc tưởng chừng đơn giản – làm mắm còng. Không chỉ dừng lại ở đó, truyện còn gợi lên nỗi nhớ da diết về quê hương, nơi có những hương vị dân dã gắn bó suốt tuổi thơ. Mắm còng – một thứ quà quê bình dị – trở thành biểu tượng cho tình mẫu tử, cho sự gắn kết gia đình và cội nguồn. Giọng văn nhẹ nhàng, chân thành cùng những chi tiết giàu cảm xúc khiến người đọc dễ dàng đồng cảm. "Mùa mắm còng" không chỉ là một truyện ngắn mang đậm hơi thở miền quê mà còn là bản tình ca lặng thầm về tình người, tình đất, và tình mẹ – những giá trị vĩnh hằng trong tâm hồn người Việt.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
11 giờ trước
11 giờ trước
11 giờ trước
Top thành viên trả lời