Thạch Lam là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn. Ông có đóng góp đáng kể cho nền văn xuôi Việt Nam đương đại bằng những tác phẩm giàu cảm xúc, man mác, nhẹ nhàng, trong trẻo. Truyện ngắn Cô hàng xén là một trong những sáng tác tiêu biểu của ông. Tác phẩm khắc họa hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa, với vẻ đẹp truyền thống, chịu thương chịu khó, hết lòng vì gia đình.
Tâm là cô gái bán hàng hàng xén, thường gánh hàng ra ngoài chợ để bán. Cô có tính cách hiền lành, chịu khó và rất chăm chỉ. Gánh hàng của Tâm gồm rất nhiều mặt hàng như kim, chỉ, lược,... Những thứ đồ vặt vãnh ấy vô cùng hữu ích đối với cuộc sống hằng ngày, chính vì vậy, lúc nào Tâm cũng đông khách. Cô thường phải dậy từ khi trời còn tờ mờ sương để chuẩn bị cho việc đi chợ bán hàng. Gánh hàng trên vai, cô bắt đầu một ngày mưu sinh mới. Dù vất vả, nhưng cô vẫn luôn lạc quan, yêu đời.
Cô hàng xén mang nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Đó là đức tính hi sinh. Từ nhỏ, Tâm đã phải chịu cảnh mồ côi cha, thiếu thốn tình thương. Nhưng cô vẫn sống tốt, chăm chỉ làm việc, giúp đỡ mẹ già. Đến tuổi cập kê, cô chẳng màng chuyện tình yêu, duyên phận. Tâm dồn hết tâm trí cho gia đình, chăm sóc, phụng dưỡng mẹ già. Đến khi bà mất, cô vẫn đều đặn thức khuya, dậy sớm, miệt mài bên gánh hàng xén. Cô làm việc không quản ngại nắng mưa, cam chịu, không một lời oán trách.
Không chỉ có vậy, Tâm còn là người giàu tình yêu thương. Cô dành tình cảm để chăm sóc các em, lo lắng cho hạnh phúc của chúng. Đồng thời, cô cũng luôn quan tâm, sẻ chia với những người xung quanh. Có thể thấy, Tâm hội tụ đầy đủ những nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam: giàu đức hi sinh, chịu thương chịu khó, có tấm lòng yêu thương, nhân hậu.
Hình ảnh cô hàng xén còn đại diện cho những người phụ nữ Việt Nam xưa. Họ là những người tần tảo, thức khuya dậy sớm để làm việc. Tuy nhiên, dù vất vả, họ vẫn không than thở, trách móc. Họ âm thầm chấp nhận, hy sinh để đem đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho gia đình, người thân. Điều đó thật đáng ngưỡng mộ và trân trọng.
Bằng ngôn từ giản dị, lối kể chuyện chậm rãi, Thạch Lam đã khắc họa thành công hình ảnh cô hàng xén. Đó là một biểu tượng đẹp cho người phụ nữ Việt Nam xưa.