viết bài văn 600 chữ phân tích nhân vật cô bé trong chuyện cô bé bán diêm của An-đéc-xen

ADS
thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của •Astraea•
  • Câu trả lời phải chính xác, đầy đủ dựa trên kiến thức xác thực:
    • ✔ Đối với câu hỏi trắc nghiệm: Đưa đáp án lựa chọn + giải thích lý do chọn đáp án.
    • ✔ Đối với câu hỏi tự luận: Đưa lời giải và đáp án cho câu hỏi.
    • ✔ Đối với câu hỏi trả lời ngắn: Đưa ra đáp án + giải thích lý do.
    • ✔ Chấp nhận sử dụng ảnh do thành viên viết tay, ảnh cần rõ nét, không bị mờ, vỡ ảnh.
  • Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu.
  • Tránh đưa ra các ý kiến cá nhân mang tính chất chủ quan.
  • Nếu sử dụng thông tin từ nguồn khác, phải trích dẫn nguồn đầy đủ và chính xác.
  • Tuyệt đối không được sao chép các thông tin từ các trang khác, từ AI hoặc chatGPT.
ADS
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

15/05/2025

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Dưới ngòi bút tài hoa của An-đéc-xen, cuộc đời khốn khó của cô bé đã được phản ánh sâu sắc. Ông đã xây dựng thành công hình ảnh cô bé bán diêm với tuổi thơ khiến hàng triệu trái tim trên thế giới phải thổn thức, rung động.

Trong đêm giao thừa, trời rét mướt, có một em bé khoảng 5, 7 tuổi, đầu trần, chân đất, bụng đói đang dò dẫm trong bóng tối. Người em co ro, em chẳng dám về nhà vì sợ cha sẽ đánh nếu chưa bán được bao diêm nào. Trong cái giá rét của mùa đông, cô bé tội nghiệp ấy vẫn phải lang thang chờ đợi khách mua diêm. Những trận mưa tuyết lất phất càng tô đậm hơn thân phận đáng thương của cô bé tội nghiệp.

Giữa khung cảnh đêm giao thừa, khi nhà nhà đều quây quần bên lò sưởi ấm cúng, trang trí cây thông Noel, ăn uống, sum vầy hạnh phúc thì em bé bán diêm lại phải chịu đói chịu rét ngoài kia, đường phố lạnh buốt, tuyết rơi trắng xóa. Trên khuôn mặt của em bé ấy giờ đây xuất hiện màu xám xịt, đôi môi tái nhợt, tay chân thiếu máu, cơ thể gầy gò, yếu ớt. Thật tội nghiệp biết bao!

Em bé bán diêm thật đáng thương. Nhưng em càng đáng thương hơn khi trong đêm giao thừa, khi mọi người cười đùa, trò chuyện bên nhau trong căn nhà ấm cúng, em lại phải chịu đói, chịu rét một mình ngoài kia. Em luôn mong muốn được hòa nhập vào niềm vui của mọi người. Khi nhìn vào những ngôi nhà sáng đèn, em cũng ao ước được có một ngôi nhà như vậy, để có thể thoát khỏi cái giá rét giữa đêm khuya này.

Nhưng hiện thực trước mắt thật phũ phàng. Em không dám về nhà vì cửa số mọi nhà đều sáng đèn, em không bán được bao diêm nào thì về sớm cũng bị cha mắng chửi thôi. Hơn nữa, căn phòng trên gác mái vốn đã lạnh lẽo, tăm tối nay lại càng khủng khiếp hơn với em.

Không chỉ phải chịu đói rét, cô bé bán diêm tội nghiệp ấy còn phải chịu sự hành hạ về tinh thần khi sống chung với người cha độc ác. Cô bé sợ về nhà cũng bởi vì ở đó không có lửa, không có hơi ấm, và tệ hơn, ở đó cũng chẳng có tình thương. Đó là một nơi còn lạnh lẽo hơn cả bầu trời và góc phố trong đêm giao thừa này.

Thật đáng thương cho một đứa trẻ khi phải bươn trải kiếm sống. Đáng buồn hơn là em không được bù đắp về tình cảm. Có lẽ rằng em đã mồ côi mẹ hoặc mẹ em cũng nghèo, chẳng khá giả gì nên mới để chồng mình đi xửa xa xứ, chỉ còn mình em lẻ loi giữa sự lạnh lùng, vô cảm của mọi người.

Đến đây, người đọc đặt ra câu hỏi: Vậy những người xung quanh cô bé sẽ ra sao? Liệu có ai quan tâm, thương yêu em hay đều lạnh lùng, thờ ơ? Trước hoàn cảnh của em, con người ta âu cũng chỉ là những giọt nước mắt xót xa mà thôi. Sự bất hạnh của em ngày càng chồng chất khi người thân duy nhất gắn bó với em lúc này chính là người cha. Nhưng đó lại là một người nghiện ngập và thô lỗ. Hắn đánh đập em tàn nhẫn và bắt em phải kiếm tiền bằng cách bán diêm, ngay cả khi em không muốn gặp hắn cũng phải gặp, khi em có tiền cũng phải đưa hết cho hắn.

Người đàn ông ấy thật độc ác! Chính hắn đã đẩy cô bé bán diêm vào bước đường cùng, vào cái chết bi thảm. Nếu không vì muốn kiếm tiền cho gã cha tàn nhẫn, em đã không phải chịu đói, chịu rét trong đêm giao thừa. Nếu không vì sợ gặp cha, em đã không phải ngồi cạnh gốc cây kia, không bị chết cóng trong đêm ấy.

Nếu người lớn biết yêu thương, quan tâm tới em hơn thì cuộc đời em đã không phải kết thúc bi thảm như thế. Cái chết của em là lời tố cáo đanh thép cho sự vô cảm của những con người mang danh "người lớn". Họ chỉ ích kỷ, lo hưởng thụ niềm vui riêng mà không hề quan tâm tới sự đau khổ của em bé bán diêm tội nghiệp.

Có thể nói, nhà văn An-đéc-xen đã xây dựng hình ảnh cô bé bán diêm với tuổi thơ khiến hàng triệu trái tim phải thổn thức, rung động. Hình ảnh của em đã in sâu vào tâm trí người đọc, gợi cho chúng ta không ít những suy ngẫm về những mảnh đời bất hạnh, về trách nhiệm của mỗi con người đối với những số phận kém may mắn hơn mình.

Qua những lần quẹt diêm, cô bé bán diêm của nhà văn An-đéc-xen đã đem đến cho người đọc những cảm xúc khác nhau. Mỗi lần em quẹt diêm, một mộng tưởng xảy ra rồi vụt tan biến để lại hiện thực phũ phàng. Lần quẹt diêm thứ nhất, em thấy chiếc lò sưởi, vì trong đêm đông giá lạnh em cần được sưởi ấm. Nhưng khi que diêm vụt tắt, lò sưởi biến mất, em lại phải đối mặt với thực tế cay đắng. Lần thứ hai, em thấy một bàn ăn thịnh soạn, ... Đọc tiếp
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Gia Linh Truyện “Cô Bé Bán Diêm” là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn Đan Mạch Hans Christian Andersen. Qua câu chuyện ngắn gọn nhưng đầy cảm động, Andersen đã khắc họa thành công hình ảnh một cô bé nghèo khổ, đơn độc nhưng mang trong mình một tâm hồn thuần khiết và khao khát hạnh phúc. Nhân vật cô bé bán diêm chính là trung tâm tư tưởng và cảm xúc của tác phẩm, là biểu tượng cho nỗi bất hạnh, tình thương và niềm tin trong một thế giới lạnh lẽo và vô cảm.

Cô bé bán diêm hiện lên trước tiên là một đứa trẻ đáng thương, bị bỏ rơi giữa mùa đông giá rét. Trong đêm giao thừa, khi người người quây quần bên gia đình, cô lại lang thang giữa phố xá, đi chân trần trên tuyết, trong cái lạnh cắt da cắt thịt, không có nổi một chiếc áo ấm hay chút thức ăn. Hoàn cảnh của cô bé là biểu tượng cho sự nghèo đói và bất công trong xã hội: một đứa trẻ vô tội bị bỏ mặc giữa sự thờ ơ của người lớn. Hình ảnh ấy khiến người đọc không khỏi xót xa và trăn trở.

Không chỉ là một đứa trẻ đáng thương, cô bé bán diêm còn là một tâm hồn trong sáng và giàu mơ ước. Dù bị dồn vào bước đường cùng, cô bé vẫn giữ trong mình một niềm tin kỳ diệu vào điều tốt đẹp. Mỗi lần quẹt diêm, cô không chỉ tìm chút hơi ấm vật chất, mà còn nhìn thấy cả một thế giới ấm áp, đầy yêu thương: bếp lò đỏ rực, bàn ăn ngon lành, cây thông Noel rực rỡ và nhất là hình ảnh người bà hiền hậu – người duy nhất yêu thương cô thật lòng. Những ảo ảnh ấy không chỉ là mộng tưởng của một đứa trẻ đói khát, mà còn là biểu hiện của một tâm hồn đẹp, biết yêu thương, khao khát hạnh phúc giản dị.

Chi tiết cô bé mỉm cười và gục chết trong đêm đông là cao trào của tác phẩm, khiến người đọc rơi nước mắt. Nụ cười ấy không phải của sự tuyệt vọng, mà là của sự giải thoát. Trong tưởng tượng của cô bé, bà đến đón cô lên thiên đường – nơi không còn đói rét, không còn đau khổ. Đây là cách Andersen thể hiện niềm tin vào một thế giới nhân đạo, nơi người bất hạnh được yêu thương và che chở, dù hiện thực tàn nhẫn đã cướp đi sự sống của cô.

Qua nhân vật cô bé bán diêm, Andersen không chỉ phản ánh hiện thực xã hội bất công, tàn nhẫn đối với trẻ em nghèo, mà còn lên án sự thờ ơ, vô cảm của con người trước nỗi đau của đồng loại. Đồng thời, ông cũng ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn trẻ thơ – trong sáng, nhân hậu và đầy khát vọng sống.

Tóm lại, cô bé bán diêm là hình tượng nghệ thuật giàu giá trị nhân văn sâu sắc. Nhân vật ấy sống mãi trong lòng người đọc như một lời thức tỉnh lương tri, một lời kêu gọi yêu thương và sẻ chia trong cuộc sống. Andersen đã tạo nên một tác phẩm bất hủ, khiến mỗi chúng ta khi đọc lại đều phải lặng lòng và suy ngẫm.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
ADS
avatar
level icon
manu3c1

15/05/2025

Gia Linh An-đec-xen là nhà kể chuyện cổ tích nổi tiếng của thế giới phương Tây. Ngoài việc sưu tầm ông còn sáng tạo. Cô bé bán diêm là một sáng tác độc đáo, một câu chuyện cổ tích về thời hiện đại, thể hiện tài năng kể chuyện bậc thầy của ông. Thời hiện đại ở đây chính là thời đại mà tác giả sống, thời đại mà con người đã biết chế tạo và sử dụng diêm, con người biết đi lại bằng những cỗ xe song mã, biết tổ chức đón giao thừa với những cây thông Nô-en lộng lẫy. Câu chuyện Cô bé bán diêm kể về xã hội ấy, kể lại cái chết thương tâm của một cô bé nghèo khổ.


    Mở đầu câu chuyện, tác giả giới thiệu một bối cảnh khắc nghiệt và khác thường. Khắc nghiệt bởi vì "trời đã tối hẳn" mà "tuyết rơi" không ngừng, và "rét đữ dội". Khác thường là vì: "Đêm nay là đêm giao thừa" nghĩa là một thời điểm đặc biệt đối với mỗi gia đình và đối với mỗi người. Đêm giao thừa ở đâu cũng vậy, đều là thời điểm mà năm cũ với những buồn vui lẫn lộn lùi vào quá khứ và một năm mới với những hi vọng tràn trề đang chờ đợi mọi người được mở ra. Nhưng đêm giao thừa ở phương Tây rất rét, vì lúc này đang giữa mùa đông. Khắp nơi đầy tuyết phủ, khắp nơi đầy giá lạnh. Ấy thế mà trong cái giá lạnh đó, trong cái đêm giao thừa đó "một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất, đang dò dẫm trong đêm tối". Em bé đi đâu vậy? Em phải đi bán diêm vì "nếu không bán được ít bao diêm, hay không ai bố thí cho một đồng xu nào" thì "em không thể nào về nhà", bởi lẽ khi đó "nhất định là cha em sẽ đánh em". Bởi vì từ khi "Thần Chết đã đến cướp bà em đi mất, gia sản tiêu tan, và gia đình em đã phải lìa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh, nơi em đã sống những ngày đầm ấm, để đến chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa". Hơn nữa "ở nhà cũng rét thế thôi. Cha con em ở trên gác sát mái nhũ vã mặc dầu đã nhét giẻ rách vào các kẽ hở lớn trên vách, gió vẫn thổi ríu vào trong nhà". Như vậy em bé bán diêm này là một em bé có hoàn cảnh nghèo khổ.


    Em bé đáng thương không tên tuổi này giống như kẻ lạc loài, bơ vơ trên mặt đất đầy tuyết phủ. "Em cố kiếm một nơi có nhiều người qua lại. Nhưng trời rét quá, khách qua đường đều rảo bước rất nhanh, chẳng ai đoái hoài đến lời chào hàng của em cả". Vì thế "suốt ngày em chẳng bán được gì cả và chẳng ai bố thí cho em chút đỉnh. Em bé đáng thương vẫn bụng đói cật rét lang thang trên đường". Em đi dưới trời mưa tuyết tới mức: "bông tuyết bám đầy trên mái tóc dài xõa thành từng búp trên lưng em, em cũng không để ý" và những người qua đường cũng không ai để ý đến một đứa trẻ đang bị tuyết phủ dần dần. Chắc chắn là em đã đi trong mưa tuyết như vậy rất lâu. Giờ đây em không còn đi được nữa. "Em ngồi nép vào một góc tường giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi vào chút ít", Đó là một nơi mà ai đi qua cũng phải tránh nhưng cũng buộc mọi người phải chú ý. Em bé ngồi chỗ đó với hy vọng sẽ có người chú ý đến em, sẽ có người mua diêm cho em. Xung quanh em "cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay". Mùi ngỗng quay nhắc em "đêm nay là đêm giao thừa". Mùi ngổng quay còn nhắc em nhớ tới thời kỳ đầm ấm của gia đình em trước đây. Còn hiện tại em đang ngập chìm trong tuyết lạnh. "Em thu đôi chân vào người, nhưng mỗi lúc em cảm thấy rét buốt hơn". "Lúc này đôi bàn tay của em bé bán diêm tội nghiệp "đã cứng đờ ra". Em bé nghĩ tới việc đánh diêm để "hơ ngón tay". Và "em đánh liều một que". Ngọn lửa bùng lên trong đêm giao thừa giá lạnh, mang lại cho em một niềm vui. "Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt". Em bé hơ bàn tay giá lạnh trên ánh lửa nhỏ nhoi của que diêm mà tưởng tượng rằng em đang ngồi trước một cái lò sưởi nơi đó đang "tỏa ra một hơi nóng dịu dàng". Nhưng đây chỉ là một điều mong ước chỉ là một điều mộng tưởng. Bởi lẽ "em vừa duỗi chân ra sưởi thì lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất". "Em bần thần cả người và chợt nghĩ ra rằng cha em đã giao cho em bán diêm". Thật đặng buồn biết bao vì giữa ước mơ và hiện thực là một khoảng cách xa vời. Một cái lò sưởi trong đêm đông giá rét một mái nhà ấm cũng mãi mãi là ước mơ, là khát vọng của em bé.


    Cùng với cái rét, cái đói cũng hiện về. Que diêm thứ hai "cháy và sáng rực lên". Que diêm cho em thấỵ: "bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay. Nhưng điều kỳ diệu nhất là ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn, phuốc-sét cắm trên lưng, tiến về phía em bé". Thật hấp dẫn biết bao. Một bữa ăn vừa ngon vừa sang dành cho em bởi vì em đói lắm rồi, song bữa ăn đó cũng chỉ là ước mơ, mộng tưởng. Vì thế khi que diêm vừa tắt thì "thực tế đã thay cho mộng mị: chẳng có bàn ăn thịnh soạn nào cả, chỉ có phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xóa, gió bấc vi vu và mấy người khách qua đường quần áo ấm êm vội vã đi đến những nơi hẹn hò, hoàn toàn lãnh đạm với cảnh nghèo khổ của em bé bán diêm". Bên cạnh em giờ đây chỉ có đói và rét, và để chống lại em dùng ánh sáng và hơi ấm của que diêm. Trong ánh sáng ngắn ngủi của que diêm, em tưởng tượng ra những thứ mình cần, em tạo ra thế giới cho riêng em, bởi lẽ gió rét ngăn cản mọi người đến với em, cái đói cũng ngăn cản những người khác đến với em, trước mặt em cũng như sau lưng em chỉ còn lại "những bức tường dày đặc và lạnh lẽo". Những bức tường câm lặng, những bức tường không biết nói do chính con người tạo ra để che chở cho người này và để tạo ra sự cách ngăn với người khác.


    Em bé còn lại một mình trong cái thế giới của em, thế giới đó bị tuyết trắng và đêm đen bao phủ. Để xua đi màn đêm và giá rét, "em bé quẹt que diêm thứ ba". "Em thấy hiện ra một cây thông Nôen", "cây này lớn và trang trí lộng lẫy" với "hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi, và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rõ"... Cây thông Nôen gợi nhớ một truyền thông tặng quà và quan tâm đến trẻ em của phong tục phương Tây, nhưng có lẽ câu chuyện về ông già Nôen cũng chỉ là một huyền thoại xa vời còn trong thực tại em bé bán diêm còn dang ngập chìm trong tuyết lạnh. Em cũng chẳng cần đến những món quà của ông già Tuyết nữa bởi lẽ tuyết và giá rét quanh em đã quá thừa rồi. Que diêm thứ ba cũng tắt. Sự sống của nó cũng quá ngắn ngủi. Nó không xua đi được màn đêm, nhưng màn đêm không thắng nổi nó. Que diêm tắt thì tất cả những ngọn nến mà cô bé bán diêm thấy trên cây thông Nôen cũng "bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời". Khi đó em nghĩ tới cái chết, vì bà em, "người hiền hậu độc nhất đối với em" thường nói: "Khi có một vì sao đổi ngôi là có một linh hồn bay lên trời với Thượng đế". Nhưng thật buồn vì bà em đã chết từ lâu. Nhưng cũng chẳng hề gì bởi những người đang sống không ai nghĩ về em, không ai nghĩ đến em thì em đi tìm nguồn an ủi nơi người bà yêu quý. Và thế là em quẹt diêm. "Em thấy rõ ràng là bà em đang cười với em", "em reo lên" và van xin bà "cho cháu đi với", "cháu van bà, bà xin Thượng đế chí nhân, cho cháu về với bà. Chắc người không từ chối đâu .


    Thật đau đớn xiết bao khi em bé bán diêm bị xã hội bỏ rơi, bỏ quên trong tuyết phủ đã quyết khước từ cuộc sống, quyết tâm tìm về thế giới bên kia. Trong thế giới của những người sống em không có chỗ đứng, không có điều kiện để sống. Bởi lẽ chỉ cần bán được vài bao diêm thôi cũng đủ mang lại cho em cuộc sống, nhưng cả cái thế giới đi xe song mã ấy, cả cái thế giới nấp sau những cánh cửa sổ sáng rực ánh đèn ấy "chẳng ai đoái hoài đến lời chào hàng của em". Không giao tiếp được với thế giới những người đang sống, em bé bán diêm tìm cách xác lập mối quan hệ giao tiếp với bà em "Em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao để níu bà em lại". Kết quả là "Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét đau buồn nào đe dọa họ nữa".


Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi