Những vùng trời khác nhau của Nguyễn Minh Châu

rotate image
ADS
thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của Apple_OWQPnifQmkd0Mtvgu7foBSqcQOv1
  • Câu trả lời phải chính xác, đầy đủ dựa trên kiến thức xác thực:
    • ✔ Đối với câu hỏi trắc nghiệm: Đưa đáp án lựa chọn + giải thích lý do chọn đáp án.
    • ✔ Đối với câu hỏi tự luận: Đưa lời giải và đáp án cho câu hỏi.
    • ✔ Đối với câu hỏi trả lời ngắn: Đưa ra đáp án + giải thích lý do.
    • ✔ Chấp nhận sử dụng ảnh do thành viên viết tay, ảnh cần rõ nét, không bị mờ, vỡ ảnh.
  • Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu.
  • Tránh đưa ra các ý kiến cá nhân mang tính chất chủ quan.
  • Nếu sử dụng thông tin từ nguồn khác, phải trích dẫn nguồn đầy đủ và chính xác.
  • Tuyệt đối không được sao chép các thông tin từ các trang khác, từ AI hoặc chatGPT.
ADS
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

26/06/2025

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
ii:
Những vùng trời khác nhau
- Ngôi kể: thứ nhất
- Trong văn bản, quê hương của Lê và quê hương của Sơn gắn với hai dòng sông: Sông Hồng và sông Đuống.
- Biện pháp tu từ so sánh "Đại đội pháo của Hùng như một gốc cây đã lớn, nhựa cây ứ đầy tỏa ra thành hai nhánh". Tác giả đã ví đại đội pháo của Hùng giống như một gốc cây đã lớn, nhựa cây ứ đầy tỏa ra thành hai nhánh nhằm nhấn mạnh sức sống mãnh liệt, tràn trề năng lượng của đại đội pháo. Đồng thời, hình ảnh này còn gợi lên tinh thần đoàn kết, cùng chung chí hướng chiến đấu của các chiến sĩ. Họ đều chung một mục tiêu bảo vệ Tổ quốc, vì vậy họ luôn sát cánh bên nhau, hỗ trợ lẫn nhau vượt qua mọi khó khăn gian khổ.
- Vai trò của chi tiết họ chia nhau tấm giát nằm, vài tấm áo sặc mùi thuốc đạn và chia nhau bầu trời tổ quốc trên đầu trong việc thể hiện nội dung văn bản: Chi tiết họ chia nhau tấm giát nằm, vài tấm áo sặc mùi thuốc đạn và chia nhau bầu trời tổ quốc trên đầu đã góp phần thể hiện rõ nét nội dung chính của văn bản. Đó là tình cảm gắn bó, keo sơn giữa những người lính trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Họ cùng chung một lí tưởng, một mục tiêu chiến đấu nên họ luôn sát cánh bên nhau, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Tình cảm ấy đã trở thành động lực to lớn giúp họ chiến thắng kẻ thù xâm lược, giành lại độc lập tự do cho dân tộc.
- Hai ngữ liệu sau đây có sự tương đồng về ý nghĩa: Cả hai ngữ liệu đều nói về tình yêu quê hương, đất nước. Ngữ liệu thứ nhất nói về tình yêu quê hương, đất nước của những người lính trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Họ sẵn sàng hy sinh tất cả để bảo vệ mảnh đất quê hương thân yêu. Ngữ liệu thứ hai nói về tình yêu quê hương, đất nước của nhà thơ Chế Lan Viên. Ông đã dành trọn cuộc đời mình để sáng tác những vần thơ ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, đất nước.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

I. ĐỌC HIỂU (4 điểm)

Câu 1: Ngôi kể thứ 3

Câu 2: Quê hương của Lê và quê hương của Sơn gắn với hai dòng sông: Sông Lam, sông Hồng (Quê hương Lê gắn với sông Lam; Quê hương của Sơn gắn với sông Hồng).

Câu 3: Biện pháp so sánh: Đại đội pháo được so sánh với "gốc cây đã lớn".

Tác dụng:

+ Giúp câu văn diễn đạt thêm sinh động, hấp dẫn.

+ Thể hiện sự phát triển vững mạnh của đại đội pháo, giống như một gốc cây lớn, đủ sức nuôi dưỡng những nhánh cây vươn xa - tượng trưng cho những người lính nay chia nhau về những mặt trận khác nhau để tiếp tục nhiệm vụ.
+ Qua đó làm nổi bật tình đồng đội sâu nặng, sự gắn kết giữa những người đồng đội với nhau.

+ Thể hiện sự tự hào, trân trọng của tác giả dành cho những người lính.

Câu 4:

- Thể hiện tình đồng đội thân thiết, gắn bó của những người lính, họ cùng sống, cùng chiến đấu, chia sẻ mọi khó khăn trong chiến tranh.
- Gợi lên không khí chiến trường khốc liệt nhưng đầy tình người, họ sẻ chia từng tấm áo, từng chỗ nằm với nhau giữa bom đạn chiến tranh. Điều đó càng làm nổi bật mối quan hệ gắn bó mật thiết, chứa tình cảm giữa những người lính.
- Là biểu tượng cho sự chia tay không chỉ về không gian chiến đấu mà còn chia nhau phần trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, mỗi người một vùng trời, nhưng trái tim vẫn chung nhịp đập.

- Chi tiết còn góp phần thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.

Câu 5: Sự tương đồng:Cả hai ngữ liệu đều thể hiện tình cảm sâu sắc, gắn bó giữa con người với mảnh đất từng gắn bó hoặc từng đi qua.

- Khi con người đi qua những vùng đất đó, một phần tâm hồn, ký ức và tình cảm của họ gửi lại nơi ấy.

- Đất đai, quê hương không chỉ là không gian sinh tồn mà còn trở thành một phần tâm hồn, kỷ niệm và biểu tượng thiêng liêng với mỗi người.

=> Qua đó, cả hai ngữ liệu thể hiện tình yêu quê hương đất nước.

II. VIẾT (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm):

a. Bảo đảm yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tình cảm Lê dành cho Sơn.

c. Viết đoạn văn bảo đảm các yêu cầu: Lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, trình bày ý phù hợp theo bố cục của đoạn văn nghị luận.

1. Mở đoạn: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận: tình cảm của Lê dành cho Sơn.

2. Thân đoạn:

* Khái quát ngắn gọn về hoàn cảnh gặp gỡ hai nhân vật.

* Sự thay đổi trong nhận thức của Lê về Sơn:

- Ban đầu: Định kiến với Sơn (công tử Hà Nội, "trắng trẻo", xa lạ với chiến trường).

- Sau ba năm: trở thành người đồng đội thân thiết.

* Tình cảm Lê dành cho Sơn:

- Tình cảm gắn bó:

+ Cùng nhau trải qua gian khổ chiến tranh.

+ Cùng mang một sứ mệnh thiêng liêng, cao cả.

+ Coi nhau là "đồng chí thân thiết nhất trong đời lính".

- Sự tin tưởng và đồng lòng khi xa cách:

+ Lê ở Hà Nội nhưng luôn nhớ về Sơn đang chiến đấu nơi quê mình.

+ Hình ảnh Sơn trở thành điểm tựa tinh thần, gắn với ký ức về trận địa, dòng sông Lam.

- Đánh giá chung về nghệ thuật: Ngôi kể thứ ba; các hình ảnh biểu tượng tạo chiều sâu cảm xúc; giọng điệu ...

3. Kết đoạn: Khẳng định lại tình cảm của Lê dành cho Sơn và giá trị của tình bạn, tình đồng chí

Câu 2 (4 điểm):

a. Bảo đảm yêu cầu về hình thức, dung lượng của bài văn

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.

c. Viết bài văn nghị luận đảm bảo các yêu cầu: Lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng; trình bày được hệ thống ỷ phù hợp theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận.

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận.

2. Thân bài

a. Giải thích:

- "Vùng trời quê hương": Chỉ nơi mỗi người sinh ra, lớn lên, gắn bó.

- "Bầu trời Tổ quốc": Chỉ đất nước chung, rộng lớn hơn, là nơi hội tụ tất cả vùng quê hương.

→ Câu nói khẳng định: Dù quê hương mỗi người khác nhau, nhưng tất cả đều là một phần không thể tách rời của Tổ quốc. Gắn bó và đóng góp cho quê hương chính là đang xây dựng đất nước.

b. Phân tích:

- Mỗi vùng quê góp phần tạo nên bản sắc dân tộc:

+ Từ miền núi đến đồng bằng, từ hải đảo đến biên giới – mỗi nơi mang nét văn hóa, truyền thống riêng, tạo nên sự đa dạng và phong phú của Tổ quốc.

+ Dù ở đâu, con người Việt Nam vẫn chung một lý tưởng, chung một tình yêu nước, sẵn sàng hi sinh vì tổ quốc trong chiến tranh cũng như trong thời bình.

- Trách nhiệm của công dân trong thời đại mới:

+ Đất nước đang có nhiều chuyển mình: Hội nhập quốc tế sâu rộng, cơ hội và thách thức đan xen. Di cư, đô thị hóa, sự dịch chuyển lao động khiến nhiều người sống xa quê.

+ Trong hoàn cảnh ấy, câu nói nhắc nhở rằng:

+ Đất nước đang có nhiều chuyển mình: Hội nhập quốc tế sâu rộng, cơ hội và thách thức đan xen. Di cư, đô thị hóa, sự dịch chuyển lao động khiến nhiều người sống xa quê.

+ Trong hoàn cảnh ấy, câu nói nhắc nhở rằng:

. Dù đi đâu, làm gì, vẫn luôn mang trong tim hình ảnh quê hương – vì đó là một phần máu thịt của Tổ quốc.

. Không chỉ yêu quê hương nơi mình sinh ra mà còn cần biết mở lòng với những vùng đất khác.

. Phát triển quê hương – dù là một thôn nhỏ hay một đô thị – đều góp phần vào sự phát triển chung của quốc gia.

. Biết tôn trọng, giữ gìn văn hóa địa phương, bảo vệ môi trường, xây dựng nếp sống văn minh.

Học sinh tự lấy dẫn chứng phù hợp

c. Bàn luận mở rộng.

- Không nên phân biệt vùng miền, đừng xem nơi mình sinh ra là "nhỏ bé" hay "thua kém", vì mỗi vùng đất đều đáng tự hào.

- Phê phán lối sống thực dụng, coi nhẹ nguồn cội, phân biệt vùng miền, chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân.

- Một số người có tư tưởng xem nhẹ quê nghèo, quên đi trách nhiệm xây dựng nơi mình sinh ra.

3. Kết bài

- Khẳng định lại ý nghĩa sâu sắc của câu nói: Mỗi quê hương là một mảnh ghép không thể thiếu trong bức tranh Tổ quốc.

- Kêu gọi thế hệ trẻ:

+ Hãy tự hào về quê hương mình.

+ Hãy sống và hành động để "vùng trời quê hương" ấy luôn tỏa sáng trong "bầu trời Tổ quốc".

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
ADS

Apple_OWQPnifQmkd0Mtvgu7foBSqcQOv1 "Những vùng trời khác nhau" là một truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Truyện kể về cuộc sống và số phận của những con người trong chiến tranh, thể hiện những góc nhìn khác nhau về cuộc sống, con người và chiến tranh.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 1
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi