I. Tác giả
Xem thêm tác giả Tố Hữu.
II. Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ - Hoàn cảnh sáng tác
* Hoàn cảnh sáng tác
- 1939, nguy cơ đại chiến thứ hai bùng nổ. Pháp tập trung đàn áp phong trào cách mạng Đông Dương.
- 29-4-1939, Tố Hữu bị bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ → sáng tác bài thơ. Tố Hữu mới được kết nạp vào Đảng 1938, đang say sưa hoạt động phong trào, bị bắt, thế giới nhà tù cô đơn ngăn cản cuộc sống bên ngoài nhà tù.
* Vị trí: Bài thơ nằm trong phần Xiềng xích của tập thơ Từ ấy, viết chính thức vào tháng 7-1939.
b. Bố cục:
- Phần 1: Từ đầu đến thiệt thà: Nỗi nhớ da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù.
- Phần 2: Tiếp theo đến ngát trời: Nỗi nhớ về chính mình trong những ngày chưa bị giam cầm.
- Phần 3: còn lại: Trở lại thực tại trại giam cầm lòng trĩu nặng với nỗi nhớ triền miên.
2. Tìm hiểu chi tiết
a. Nỗi nhớ da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù.
- Nỗi nhớ những âm thanh của cuộc sống: Cảm hứng của bài thơ được gợi lên từ tiếng hò.
+ Tiếng hò được lặp lại nhiều lần.
+ Tiếng hò lẻ loi đơn độc giữa trời trưa => nhân vật trữ tình cảm nhận được sự hiu quạnh.
> Không gian đồng vắng.
> Thời gian: trưa.
+ Tiếng hò đã đồng cảm, hòa điệu của nhiều nỗi hiu quạnh.
→ Người chiến sĩ cách mạng thấy nhớ nhung da diết đồng quê, cuộc sống bên ngoài nhà tù.
+ Tiếng than khắc khoải, da diết → diễn tả cõi lòng hoang vắng vì bị cách biệt với thế giới bên ngoài → nỗi hiu quạnh của người tha thiết yêu đời.
+ Sự lặp lại → nhấn mạnh liền ý liên kết nhiều nội dung khác nhau, tô đậm cảm xúc, khắc sâu ý tưởng → triền miên vì nỗi nhớ da diết.
- Nỗi nhớ đậm đà về đồng quê:
+ Cồn thơm, ruộng tre mát, ô mạ xanh mơn mởn, nương khoai ngọt sắn bùi, chiều sương phủ bãi đồng, xóm làng và con đường thân thuộc, xóm nhà tranh thấp....
→ Tất cả đều đơn sơ, gần gũi, quen thuộc, thân thương, nhưng đều bị ngăn cách.
- Nỗi nhớ về những con người gần gũi, thân thương:
+ Những lưng còng xuống luống cày.
+ Những bàn tay vãi giống.
+ Một giọng hò đưa bố mẹ già xa đơn chiếc, những linh hồn đã khuất..
→ Nỗi nhớ chân thật đậm tình thương mến.
b. Nỗi nhớ về chính mình trong những ngày chưa bị giam cầm.
+ Nhớ tới những ngày tháng tự do hoạt động cách mạng:
"Rồi một .... ngát trời"
+ Ước mơ: muốn mình là một con chim sơn ca tự do, thoát khỏi cảnh tù đày.
+ Hành động: bay giữa chín tầng mây, hát khúc ca yêu đời.
→ Say mê lý tưởng, khao khát tự do sôi nổi.
→ Càng cảm thấy cô đơn với thực tại bởi cuộc sống bị giam cầm.
→ Khát vọng tự do mãnh liệt.
c. Giá trị nội dung
- Bài thơ là tiếng lòng da diết với cuộc đời, cuộc sống tự do và say mê cách mạng của nhân vật trữ tình.
- Thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.
d. Giá trị nghệ thuật
- Sử dụng rất thành công biện pháp tu từ điệp ngữ, điệp cấu trúc.
- Giọng thơ da diết, khắc khoải, sâu lắng.
- Hình ảnh thơ gần gũi, giản dị mộc mạc, đời thường.
Chuyên đề 1. Dinh dưỡng khoáng - Tăng năng suất cây trồng và nông nghiệp sạch
CHƯƠNG IV: TỪ TRƯỜNG
Unit 6: Social issues
Unit 8: Independent Life
C
Soạn văn chi tiết Lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn văn siêu ngắn Lớp 11
Văn mẫu Lớp 11