1. Hê-ra-clet đi tìm táo vàng
2. Ra-ma buộc tội (trích Ra-ma-ya-na)
3. Đất nước - Nguyễn Đình Thi (Cánh Diều)
4. Lính đảo hát tình ca trên đảo - Trần Đăng Khoa
5. Mùa hoa mận - Chu Thùy Liên
6. Mắc mưu Thị Hến
7. Thăng Long-Đông Đô-Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam - Trần Quốc Vượng
8. Những điều cần chú ý khi tham gia lễ hội đền Hùng 2019
9. Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận
1. Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi
2. Kiêu binh nổi loạn
3. Nguyễn Trãi - Cuộc đời và sự nghiệp
4. Gương báu khuyên răn
5. Người ở bến sông Châu
6. Hồi trống Cổ Thành
7. Đất nước
8. Lính đảo hát tình ca trên đảo
9. Đi trong hương tràm
10. Mùa hoa mận
11. Bản sắc là hành trang
12. Gió thanh lay động cành cô trúc
13. Đừng gây tổn thương
Ra-ma buộc tội
1. Một số đặc điểm chung về sử thi Ấn Độ
- Sử thi Ấn Độ ra đời sớm (khoảng 800 năm TCN) là bức tranh rộng lớn, phản ánh hiện thực đời sống, tư tưởng của nhân dân Ấn Độ cổ đại.
- Ca ngợi những chiến công hiển hách, khí phách hào hùng của những anh hùng, mẫu người lý tưởng của nhân dân Ấn Độ.
2. Sử thi Ra-ma-ya-na
a. Giới thiệu chung
- Là một trong hai bộ sử thi nổi tiếng của Ấn Độ và thế giới.
- Ra-ma-ya-na hình thành vào khoảng thế kỉ IV-III trước Công nguyên, được bổ sung, trau chuốt bởi nhiều thế hệ tu sĩ - thi nhân và đạt đến hình thức hoàn thiện cuối cùng nhờ đạo sĩ Van–mi–ki.
- Người Ấn Độ xem Ra-ma-ya-na như Kinh Thánh và tin rằng: “Chừng nào sông chưa cạn, đá chưa mòn thì Ra-ma-ya-na còn làm say mê lòng người và cứu họ ra khỏi vòng tội lỗi.”
- Tác phẩm gồm 24000 câu thơ đôi (một câu thơ đôi gồm hai dòng thơ).
b. Tóm tắt nội dung
Ra-ma-ya-na là câu chuyện về những kì tích của Ra-ma, hoàng tử trưởng của nhà vua Đa-xa-ra-tha. Khi Đa-xa-ra-tha muốn truyền ngôi báu cho Ra-ma, thì do lòng đố kị, thứ phi Ka-kê-i nhắc lại một ân huệ cũ, buộc nhà vua đày ải Ra-ma vào rừng 14 năm, trao vương quốc cho con trai bà là Bha-ra-ta. Ra-ma vâng lệnh. Vợ chàng, Xi-ta cùng người em trai thân thiết nhất của chàng, Lắc-ma-na, tình nguyện theo Ra-ma chịu lưu đày. Khi thời hạn lưu đày sắp hết thì xảy ra một tai biến lớn. Quỷ Ra-va-na đã dùng mưu bắt cóc Xi-ta, cuốn nàng trong vạt áo, bay về đảo Lan-ka. Mất Xi-ta, Ra-ma đau buồn khôn xiết. Trên đường đi tìm Xi-ta, Ra-ma gặp và giúp đỡ vua khỉ Xu-gri-va chống lại người anh trai bất công, giành lại vợ và vương quốc. Do đó, chàng được vua khỉ Xu-gri-va, tướng khỉ Ha-nu-man cùng đoàn quân khỉ giúp sức vượt biển, tấn công đảo Lan-ka. Sau cùng, Ra-ma hạ thủ Ra-va-na trong giao tranh, giải cứu Xi-ta. Vợ chồng gặp lại nhau, nhưng nghi ngờ Xi-ta không còn trọn vẹn danh tiết sau những ngày tháng trong tay quỷ, Ra-ma tuyên bố từ bỏ nàng. Xi-ta thanh minh không được, đành bước lên giàn hỏa thiêu. Chứng giám đức hạnh của Xi-ta quay trở về kinh đô, cai quản đất nước, khiến cho muôn dân được sống trong thái bình, thịnh trị.
2. Đoạn trích Ra-ma buộc tội
- Nằm ở khúc ca thứ 6, chương 79
- Đoạn trích kể lại những chi tiết sau khi chiến thắng quỷ vương Ra-va-na, cứu Xi-ta, nhưng vì danh dự và lòng ghen tuông, Ra-ma đã nghi ngờ sự trong sạch của Xi - ta và tuyên bố ruồng bỏ nàng. Xi-ta đã bảo vệ danh dự bằng cách nhảy vào giàn hoả thiêu (theo cách tự thanh minh của người Ấn Độ cổ).
- Bố cục
- Phần 1: từ đầu đến “Ra-va-na đâu có chịu được lâu”: cơn giận dữ và diễn biến tâm trạng của Ra-ma.
- Phần 2: còn lại: Tự khẳng định mình và diễn biến tâm trạng của Xi-ta.
3. Tìm hiểu chi tiết
a. Diễn biến tâm trạng của Ra-ma
* Cuộc gặp gỡ giữa Ra-ma và Xi-ta:
+ Xi-ta phải đứng trước mọi người trong cộng đồng như một bị cáo
+ Ra-ma ngự trên ngôi như một vị thủ lĩnh, một viên quan tòa có quyền kết án
=> Đây không phải là một cuộc đoàn tụ mừng rỡ đầy yêu thương giữa hai vợ chồng sau những ngày gian truân, xa cách; mà là một “phiên tòa” thật sự gay gắt và căng thẳng.
* Tâm trạng của Ra-ma
- Ra-ma nói với tất cả mọi người để:
+ Khẳng định chiến thắng và tài nghệ của mình
+ Tuyên dương công trạng những người đã giúp đỡ mình – những người bạn hảo hán
=> Lời lẽ rành mạch, trịnh trọng, tự hào, lạnh lùng
=> Nói trước mọi người --> thể hiện tính công khai của sử thi
- Xưng hô với Xi-ta: "ta" – "phu nhân cao quý" => cách xưng hô trịnh trọng, oai nghiêm của quân vương nhưng thiếu yêu thương, thân mật như lẽ thường
- Nhấn mạnh mục đích chiến đấu:
+ “Kẻ nào bị quân thù lăng nhục mà không đem tài nghệ của mình ra để trả thù là kẻ tầm thường.”
+ “Ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta, xóa bỏ vết ô nhục để bảo vệ uy tín và danh dự của dòng họ lừng lẫy tiếng tăm.”
-> Mục đích: không phải vì Xi-ta mà vì danh dự, phẩm giá và nghĩa vụ-> Ra-ma là một hoàng tử, một quốc vương mẫu mực.
- Ra-ma còn bộc lộ nghi ngờ trinh tiết của Xi-ta vì:
+ “Nàng đã lưu lại lâu trong nhà một kẻ xa lạ”
+ “Nàng bị quấy nhiễu trong vạt áo của Ra-va-na”
+ “Đôi mắt tội lỗi... đã hau háu nhìn khắp người nàng”
=> Đó là thái độ của một người ghen tuông, ích kỉ
- Ra-ma đã lăng nhục Xi-ta trước mặt mọi người, không nhận nàng làm vợ, ruồng rẫy và đuổi nàng:
+ “Ta không cần đến nàng nữa”
+ “Nàng muốn đi đến đâu tùy ý”
=> Buông ra những lời tàn nhẫn, gay gắt, xúc phạm Xi-ta thô bạo trước mặt mọi người.
- Vì uy tín, danh dự của gia đình, dòng họ quyền quý cao sang, vì vinh quang chiến thắng, vì niềm tự hào của cả cộng đồng,... tất cả không cho phép Ra-ma chấp nhận bất cứ một sự mờ ám nào có thể làm tổn hại đến danh dự.
- Đồng thời nó cũng thể hiện sự ghen tuông trong lòng chàng, đã làm cho một vị quân vương trở nên thiếu bình tĩnh và mất đi sự sáng suốt.
- Mặt khác: “Thấy người đẹp với gương mặt bông sen, với những cuộn tóc lượn sóng đứng trước mặt mình, lòng Ra-ma đau như dao cắt” => Sự mâu thuẫn trong một con người (với tư cách là một người chồng, Ra-ma cảm thấy đau đớn và thương xót vợ mình; nhưng trên cương vị là một vị hoàng tử của một đất nước thì Ra-ma coi trọng danh dự)
=> Ra-ma tuy là một vị thần nhưng vẫn mang những đặc điểm của con người trần tục: yêu hết mình nhưng cũng ích kỉ, ghen tuông cực độ; có lúc oai phong lẫm liệt những cũng có lúc tầm thường, nhỏ nhen, ích kỉ; có lúc cương quyết, rắn rỏi nhưng cũng có lúc mềm yếu. Bản chất thiện-ác; sáng-tối; tốt-xấu luôn luôn tương phản trong tính cách của Ra-ma.
- Khi Xi-ta bước lên giàn hỏa thiêu:
+ Ra-ma: câm lặng, không nói “mắt dán xuống đất, lúc đó nom chàng khủng khiếp như thần chết vậy.”
-> Một tâm lý phức tạp, giằng xé trong con người Ra-ma: một mặt là anh hùng, thủ lĩnh cao thượng; còn lại là một con người nhỏ bé, tầm thường, mềm yếu.
-> Hoàn cảnh của Ra-ma thật ngặt nghèo, đòi hỏi chàng phải có sự lựa chọn quyết liệt: tình yêu hay danh dự-> chàng quyết định chọn danh dự
=> Như vậy, tác giả đã miêu tả một cách tinh tế, chân thực về thái độ ghen tuông, ngờ vực của Ra-ma – một vị thần thánh, một bậc quân vương, nhưng cũng có đủ mọi cung bậc tình cảm của một con người trần tục. Những nét tính cách đó đã làm cho Ra-ma dù là một nhân vật sử thi, nhưng vẫn không hề công thức, ước lệ mà tràn đầy tính sinh động, cụ thể, hấp dẫn.
b. Diễn biến tâm trạng của Xi-ta
- Hoàn cảnh: xa chồng + quỷ vương dụ dỗ -> đấu tranh để giữ trinh tiết, lòng thủy chung
-> Được giải cứu, nàng rất vui và hạnh phúc
- Trước những lời buộc tội của Ra-ma, Xi-ta kinh ngạc, đau đớn, tủi nhục “như một cây leo bị vòi voi quật nát” -> đau khổ đến tột cùng vì danh dự bị xúc phạm.
- Xi-ta dùng lời lẽ, đúng mực để thanh minh cho mình, đem tình yêu làm bằng chứng thuyết phục:
+ Xi-ta lên án hành vi ứng xử tầm thường và nhận thức kiểu đánh đồng thiếu suy xét và thiếu cơ sở của Ra-ma: “Cớ sao chàng lại... đâu có phải.”
+ Đem tư cách, danh dự để đảm bảo
+ Khẳng định lòng chung thủy của mình và thái độ vô tình của Ra-ma
+ Nhấn mạnh nguồn gốc bản thân: dòng họ cao quý và gợi lại lý do Ra-ma cưới mình vì tự nguyện và vì tình yêu.
-> Tâm trạng Xi-ta biến chuyển từ mừng rỡ đến ngạc nhiên, tin yêu đến thất vọng.
- Trong nỗi đau khổ tuyệt vọng Xi-ta đã trở nên mạnh mẽ, bình tĩnh và chín chắn hơn: hành động bước vào giàn thiêu thể hiện sự dứt khoát “nếu con... cho con”, cầu khẩn thần Anhi chứng giám-> thể hiện lòng chung thủy và sự trinh tiết của mình.
-> Tác giả đã khắc họa một Xi-ta trong sáng, chân thực, toàn vẹn, đáng ngưỡng mộ, là mẫu người phụ nữ lý tưởng đáng ngưỡng mộ của thời đại
c. Giá trị nội dung
Đoạn trích Ra-ma buộc tội đặt các nhân vật vào tình thế thử thách ngặt nghèo đòi hỏi sự lựa chọn quyết liệt, bộc lộ sâu sắc bản chất con người. Ra-ma vào sinh ra tử, chiến đấu với yêu quỷ để giành lại người vợ yêu quý nhưng cũng dám hi sinh tình yêu vì danh dự, bổn phận của một người anh hùng, một đức vua mẫu mực. Như một người vợ lý tưởng xứng đáng với Ra-ma, Xi-ta cũng sẵn sàng đem thân mình thử lửa để chứng minh tình yêu và đức hạnh thủy chung.
d. Giá trị nghệ thuật
- Xây dựng nhân vật lý tưởng với tâm lý, tính cách, triết lý và hành động
- Sử dụng hình ảnh, điển tích, ngôn ngữ miêu tả và đối thoại, giọng điệu, xung đột kịch tính, giàu yếu tố sử thi.
Unit 2: Adventure
Chủ đề 5. Văn minh Đông Nam Á
Chủ đề 4. Động lượng
Chủ đề 6: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
SBT VĂN 10 TẬP 2 CÁNH DIỀU
Chuyên đề học tập Văn - Cánh diều Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Kết nối tri thức lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Cánh diều lớp 10
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 10
Văn mẫu - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Chân trời sáng tạo lớp 10
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Văn Lớp 10
SBT Văn - Cánh diều Lớp 10
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - siêu ngắn Lớp 10