Lý thuyết
>> Xem chi tiết: Lý thuyết khái quát một số nền văn minh thế giới thời kì cổ-trung đại - Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
? mục I.1
Trả lời câu hỏi mục I.1 trang 19 SGK Lịch sử 10
Phố cổ Hà Nội trong Hình 4.2 và Chùa Cầu (Hội An) trong hình 4.3 có phải là di sản văn hóa hay không? Vì sao chúng được bảo tồn đến ngày nay?
Phương pháp giải:
B1: Quan sát hình 4.2 và hình 4.3 trang 19 SGK. Qua đó thấy được những nét kiến trúc đặc sắc mang khuynh hướng kiến trúc Pháp (phố cổ Hà Nội) và kiến trúc Nhật Bản (chùa Cầu).
B2: Đọc mục I-1 trang 19 SGK
B3: Các từ khóa cần chú ý: giá trị, lưu truyền, bảo tồn, gìn giữ.
Lời giải chi tiết:
Phố cổ Hà Nội và Chùa Cầu đều là những di sản văn hóa nổi tiếng của Việt Nam, chúng được bảo tồn đến ngày nay vì những giá trị lịch sử, văn hóa ấn chứa trong đó:
- Chùa Cầu được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia vào năm 1990. Chùa Cầu là một trong những di tích lịch sử gắn liền với thương cảng Hội An được xây dựng vào thế kỉ XVI.
- Chùa Cầu là một biểu tượng của Hội An trong giai đoạn lịch sử Việt Nam vào thế kỉ XVI, mặc dù đây là giai đoạn “Trịnh – Nguyễn phân tranh” song nền kinh tế thương mại rất phát triển.
- Chùa Cầu với đặc trưng kiến trúc mái che độc đáo làm bằng gỗ, họa tiết trang trí có nguồn gốc từ Nhật Bản nên Chùa Cầu là minh chứng cho sự giao thoa văn hóa Việt – Nhật.
- Phố cổ Hà Nội là một minh chứng lịch sử cho thời kì thuộc Pháp, được xây dựng vào thế kỉ XX. Với đặc trưng kiến trúc là sự đan xen giữa kiến trúc cổ với nghệ thuật kiến trúc Pháp.
- Phố cổ Hà Nội cũng biểu hiện của sự giao thoa nghệ thuật kiến trúc Việt Nam đương đại và kiến trúc Pháp thế kỉ XX.
? mục I.2
Trả lời câu hỏi mục I.1 trang 19 SGK Lịch sử 10
Quan sát Hình 4.4 và cho biết, vì sao phải có ý thức bảo tồn Thánh địa Mỹ Sơn?
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục I-2 trang 19 SGK.
B2: Các từ khóa cần chú ý: bảo vệ, nhắc nhở, trách nhiệm, phát triển
B3: Quan sát Hình 4.4 ta thấy được khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn là một khu vực rộng lớn và ở ngoài tự nhiên
Lời giải chi tiết:
Việc bảo tồn khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn có ý nghĩa vô cùng quan trọng:
- Khu thánh địa Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng, bao quanh là đồi núi.
- Đây từng là nơi tổ chức cúng tế cũng như là khu vực lăng mộ các vua quan, hoàng thân quốc thích của những vương triều Chăm Pa xưa.
- Khu di tích mang trong mình những giá trị lịch sử vô giá của vương triều Chăm Pa, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Chăm Pa thể hiện qua nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc trên gạch, đá.
- Khu di tích là nguồn sử liệu vô giá trong công cuộc khai quật, nghiên cứu về lịch sử vương quốc Chăm Pa.
- Bảo tồn khu di tích còn thể hiện ý thức trách nhiệm với tổ tiên, cộng đồng xã hội. Đem lại những hiệu quả thiết thực cho phát triển kinh tế, xã hội.
? mục II.1
Trả lời câu hỏi mục II.1 trang 20 SGK Lịch sử 10
Dựa vào Hình 4.5 và những hiểu biết của cá nhân, em hãy cho biết vai trò của Sử học đối với lĩnh vực công nghiệp văn hóa.
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục II-1 trang 20 SGK.
B2: Các từ khóa cần chú ý: chất liệu, tri thức, ý tưởng, công nghiệp văn hóa.
B3: Quan sát hình 4.5 qua đó ta thấy được trang phục áo dài truyền thống và bối cảnh ở Cố đô Huế trong Festival Huế 2018.
Lời giải chi tiết:
Sử học góp phần thúc đẩy sáng tạo những sản phẩm có giá trị của công nghiệp văn hóa:
- Sử học cung cấp chất liệu (tri thức, ý tưởng, cảm hứng) cho một số ngành nghề như thời trang, phim ảnh, âm nhạc,…
- Trong lĩnh vực phim ảnh, lịch sử là một trong những đề tài, lĩnh vực có thể khai thác và cho ra những bộ phim điện ảnh có giá trị.
- Một số phim điện ảnh lấy đề tài lịch sử có thể kể đến như sau: 300, Samurai cuối cùng, 47 lãng khách,…
- Nhờ những tri thức từ Sử học, các đạo diễn, biên tập có thể xây dựng các nhân vật với trang phục, lời thoại, thậm chí tái hiện lại một nhân vật lịch sử qua lăng kính điện ảnh với những điểm tương đồng gần nhất.
? mục II.2
Trả lời câu hỏi mục II.2 trang 21 SGK Lịch sử 10
Em hãy tìm hiểu mối liên hệ giữa một số ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với Sử học được thể hiện trong Hình 4.6 và Hình 4.7.
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục II-2 trang 20 SGK.
B2: Các từ khóa cần chú ý: cung cấp thông tin, khôi phục, nhu cầu, di sản.
B3: Quan sát hình 4.6 và hình 4.7 qua đó ta thấy được lễ hội đua ghe Ngo nước của người Khơ-me và các sản phẩm gốm của làng nghề gốm Bát Tràng ở Hà Nội.
Lời giải chi tiết:
Các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa cũng có mối liên hệ mật thiết với Sử học:
- Các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa cung cấp những thông tin, tư liệu quý giá cho Sử học.
- Từ đó Sử học khôi phục bức tranh lịch sử xã hội một cách đầy đủ, chính xác và sinh động.
- Đồng thời cũng đặt ra nhiều ngành nghề mới do nhu cầu của xã hội và nhu cầu nội tại của công nghiệp văn hóa thúc đẩy Sử học nghiên cứu các di sản.
Ví dụ:
- Lễ hội đua ghe Ngó bên cạnh quảng bá những hình ảnh quê hương Sóc Trăng, song cũng đồng thời đặt ra những vấn đề nghiên cứu cho Sử học: nguồn gốc, ý nghĩa, giá trị văn hóa, tinh thần của lễ hội,…
- Làng gốm Bát Tràng ở Hà Nội với lịch sử hơn 500 tồn tại cùng với nghệ thuật tạo hình, điêu khắc, vẽ gốm,… được lưu truyền từ quá khứ đến hiện tại.
- Thông qua đó, Sử học có thể nghiên cứu các vấn đề liên quan như: vị trí, vai trò, ý nghĩa,… của làng nghề gốm Bát Tràng đối với nghề thủ công Việt Nam.
? mục III.1 Câu 1
Trả lời câu hỏi mục III.1 trang 22 SGK Lịch sử 10
1. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương – di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại có những giá trị lịch sử và văn hóa như thế nào?
Phương pháp giải:
B1: Tìm kiếm trên internet và sách báo tham khảo với từ khóa “Giá trị của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”, “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương nhìn từ góc độ văn hóa”,…
B2: Lựa chọn thông tin
Lời giải chi tiết:
Giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương:
- Mang giá trị đạo đức truyền thống – thờ cúng tổ tiên để tưởng nhớ, tôn thờ các bậc sinh thành, những người có công với dân, với nước.
- Mang giá trị lòng yêu nước bởi đây là sự tôn trọng sùng bái công lao to lớn của các Vua Hùng.
Giá trị lịch sử của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương:
- Giá trị tinh thần yêu nước, tinh thần tự cường dân tộc được khởi nguồn từ sự khai sinh lập nước của các Vua Hùng được các thế hệ người Việt gìn giữ, tiếp nối.
- Là sợi dây liên kết chặt chẽ giữa các cộng đồng dân tộc, liên kết quá khứ - hiện tại – tương lai.
- Ở cấp độ quốc gia, Lễ hội Đền Hùng là ngày hội chung của cả nước, mọi người Việt Nam không phân biệt giới tính, tầng lớp, tuổi tác đều có chung một cội nguồn, một ngày giỗ tổ.
- Thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
? mục III.1 Câu 2
2. Lễ hội Nghinh Ông là nét văn hóa của cư dân vùng nào ở Việt Nam? Lễ hội này có ý nghĩa như thế nào về mặt lịch sử?
Phương pháp giải:
B1: Tìm kiếm trên internet và sách báo tham khảo với từ khóa “Lễ hội Nghinh Ông”, “Giá trị lịch sử của lễ hội Nghinh Ông”,…
B2: Lựa chọn thông tin
Lời giải chi tiết:
Lễ hội Nghinh Ông là lễ cúng cá Ông của ngư dân các tỉnh Nam Trung Bộ, Nam Bộ là lễ hội gắn liền với tín ngưỡng thờ cá Ông của cư dân vùng biển từ Thanh Hóa vào đến tận Kiên Giang.
Giá trị lịch sử của lễ hội Nghinh Ông
- Lễ hội Nghinh Ông có vị trí quan trọng trong đời sống của người dân, là sinh hoạt văn hóa dân gian không thể thiếu của cộng đồng.
- Lễ hội góp phần cố kết cộng đồng, là sợi dây liên kết mọi người, cùng thờ cúng chung một vị thần linh và cùng vui chung trong những trò diễn.
- Lễ hội Nghinh Ông bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, hướng về nguồn cội, tưởng nhớ những người có công khai khẩn vùng đất (tiền hiền, hậu hiền), các diễn xướng dân gian.
? mục III.2
Trả lời câu hỏi mục III.2 trang 22 SGK Lịch sử 10
Em hãy phân tích các hình từ 4.10 đến 4.13 để thấy được tác động của du lịch đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục III-2 trang 22 SGK.
B2: Các từ khóa cần chú ý: tham quan, tương tác, trải nghiệm, phát huy, thu nhập.
B3: Quan sát các hình 4.10 đến 4.13 qua đó thấy được các lễ hội tiêu biểu trên đều thu hút rất nhiều khách du lịch và đều là các lễ hội tiêu biểu
Lời giải chi tiết:
Du lịch có tác động và vai trò rất lớn đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa
- Du lịch không chỉ là tham quan các di tích lịch sử, di sản văn hóa, bên cạnh đó là tương tác, trải nghiệm để hiểu rõ các giá trị di sản, di tích ấy.
- Nhờ có du lịch mà các hoạt động bảo tồn và phát huy những giá trị di tích lịch sử - văn hóa của địa phương được đẩy mạnh và tăng cường.
- Du lịch là một hoạt động quảng bá hữu hiệu các giá trị di tích lịch sử - văn hóa song đồng thời cũng tạo ra nguồn thu kinh tế tiếp tục bảo tồn, trùng tu và phát triển các giá trị di sản văn hóa, di tích lịch sử,…
Luyện tập Câu 1
Trả lời câu hỏi mục Luyện tập trang 23 SGK Lịch sử 10
1. Kể tên một số tác phẩm sử học nghiên cứu về di sản văn hóa
Phương pháp giải:
B1: Tìm kiếm trên internet với từ khóa “Di sản văn hóa dân tộc Việt Nam”, “Các đầu sách nghiên cứu về di sản văn hóa”,…
B2: Lựa chọn thông tin.
Lời giải chi tiết:
Các tác phẩm sử học nghiên cứu về di sản văn hóa có thể kể đến như:
- Những vấn đề cơ bản về Luật Di sản văn hóa của PGS.TS. Trương Quốc Bình.
- Các bảo tàng với việc thực hiện Luật Di sản văn hóa của PGS.TS. Phạm Mai Hùng.
- Một số ý kiến về mục tiêu chống xuống cấp, tôn tạo di tích của TS. Đặng Văn Bài.
- Nghiên cứu sưu tầm, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của TS. Nguyễn Chí Bền.
- Vai trò của tư liệu Hán Nôm đối với các di tích và danh lam thắng cảnh ở Việt Nam của TS. Đinh Khắc Thuân.
Luyện tập Câu 2
2. Theo em, ngành du lịch cần phải làm gì để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và di sản thiên nhiên
Phương pháp giải:
B1: Tìm kiếm trên internet với từ khóa “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa trong phát triển du lịch”, “Du lịch di sản và những vấn đề đặt ra”,…
B2: Lựa chọn thông tin.
Lời giải chi tiết:
Du lịch đã đóng góp to lớn cho bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản:
- Du lịch di sản văn hóa là yếu tố quan trọng để xây dựng các sản phẩm quảng bá, từ đó các địa phương có thể khai thác để phát triển du lịch.
- Du lịch di sản văn hóa cũng là một trong những cách thức hữu hiệu, hỗ trợ tích cực trong việc xây dựng, quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam nói chung và du lịch địa phương nói riêng.
- Du khách có thể tham quan di tích lịch sử văn hóa, tìm hiểu, tương tác, trải nghiệm văn hóa, lễ hội, lối sống địa phương,…
- Một phần doanh thu từ du lịch di sản văn hóa đã được dùng cho việc bảo tồn, tôn tạo, phục dựng và quản lý di sản.
- Du lịch phải hướng tới phát triển bền vững nếu không sẽ kéo theo nhiều hệ lụy, thậm chí có những tác động tiêu cực tới di sản văn hóa, thiên nhiên, cảnh quan môi trường.
Vận dụng
Trả lời câu hỏi mục Vận dụng trang 23 SGK Lịch sử 10
Hãy cùng một nhóm bạn trong lớp sưu tầm và thực hiện một đoạn băng hình về một di sản văn hóa hoặc di sản thiên nhiên của địa phương dân tộc để giới thiệu với du khách:
Phương pháp giải:
- Xây dựng ý trưởng, lựa chọn một loại di sản văn hóa, di sản thiên nhiên ở địa phương. Ví dụ: Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), Chùa Keo (Thái Bình), Chùa Bái Đính (Ninh Bình), Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh),…
- Xây dựng kịch bản:
+ Đối với danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nên làm theo mô típ lược sử về thời gian hình thành, đặc trưng kiến trúc, cảnh quan, lễ hội (nếu có), những nét giá trị nổi bật,…
+ Đối với di sản văn hóa: nguồn gốc, những câu chuyện lịch sử gắn liền, mô tả về lễ hội (thời gian diễn ra, những hoạt động chính),…
- Xây dựng video giới thiệu:
+ Phần mở đầu: giới thiệu
+ Phần trình bày: trình bày những tri thức đã tìm hiểu theo hướng dẫn kết hợp sử dụng hình ảnh, video clip,…
+ Phần kết: trình bày giá trị lịch sử - văn hóa, công tác bảo tồn, quảng bá,…
Lời giải chi tiết
Ví dụ video về Hoàng thành Thăng Long
Chủ đề 4. Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Chủ đề 1. Mô tả chuyển động
Phần mở đầu
Chủ đề 4: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Phần 2. Sinh học vi sinh vật và virus
Chuyên đề học tập Lịch sử - Kết nối tri thức Lớp 10
Đề thi, kiểm tra Lịch sử lớp 10
SBT Lịch sử - Cánh diều 10
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 10
SBT Lịch sử 10 - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SBT Lịch sử - Kết nối tri thức Lớp 10
SGK Lịch sử - Cánh Diều Lớp 10
SGK Lịch sử - Kết nối tri thức Lớp 10