CH tr 15 5.1
Hiện nay, có khoảng bao nhiêu nguyên tố có vai trò quan trọng đối với sự sống?
A. 92.
B. 25.
C. 30.
D.110.
Phương pháp giải:
Hiện nay, có khoảng 25 nguyên tố được biết là có vai trò quan trọng đối với sự sống.
Lời giải chi tiết:
Đáp án B.
CH tr 15 5.2
Trong tế bào, các nguyên tố C, H, O, N chiếm tỉ lệ
A. 92.6%.
B. 96,3%.
C. 93,6%.
D. 96,2%.
Phương pháp giải:
Nguyên tố C, H, O, N chiếm khoảng 96,3% khối lượng chất khô của tế bào.
Lời giải chi tiết:
Đáp án B.
CH tr 15 5.3
Nguyên tố nào sau đây có vai trò đặc biệt quan trọng với sự sống?
A. H.
B. Oxygen.
C. Carbon.
Nước.
Phương pháp giải:
Nguyên tố carbon có bốn electron ở lớp ngoài cùng nên có thể cho đi hoặc nhận bốn electron để đủ tám electron lớp ngoài cùng, do đó hình thành liên kết với các nguyên tử khác như C, H, O, N, P, S do đó có thể hình thành các mạch carbon với cấu trúc khác nhau, là cơ sở hình thành vô số hợp chất hữu cơ.
Lời giải chi tiết:
Đáp án C.
CH tr 15 5.4
Khi tìm kiếm sự sống ngoài trái đất, trước tiên các nhà khoa học sẽ tìm kiếm yếu tố nào sau đây ?
A. Hydrogen.
B. Oxygen.
C. Carbon
D. Nước
Phương pháp giải:
Nước là thành phần cấu tạo chủ yếu ở mọi tế bào sống, có vai trò sinh học quan trọng đối sự sống.
Lời giải chi tiết:
Đáp án D.
CH tr 15 5.5
Khi nói về vai trò sinh học của nước đối với tế bào, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây là đúng ?
Môi trường khuếch tán và hòa tan các chất.
Cân bằng và ổn định nhiệt độ của tế bào và cơ thể.
Nguyên liệu tham gia phản ứng hóa sinh.
Thành phần chủ yếu tạo nên tế bào.
Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào.
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Phương pháp giải:
Các ý đúng:
1) Môi trường khuếch tán và hòa tan các chất.
2) Cân bằng và ổn định nhiệt độ của tế bào và cơ thể.
3) Nguyên liệu tham gia phản ứng hóa sinh.
4) Thành phần chủ yếu tạo nên tế bào.
Lời giải chi tiết:
Đáp án D.
CH tr 15 5.6
Khi nói về vai trò của các nguyên tố hoá học, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng?
(1) Các nguyên tố vi lượng là thành phần cấu tạo nên các đại phân tử như protein, lipid,...
(2) Mg là nguyên tố tham gia cấu tạo nên diệp lục tố.
(3) Các nguyên tố vi lượng có vai trò chủ yếu là hoạt hoá các enzyme.
(4) Sinh vật chỉ có thể lấy các nguyên tố khoáng từ các nguồn dinh dưỡng.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Phương pháp giải:
Ý 1 sai: Nguyên tố đa lượng tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ như protein, lipid ...
Lời giải chi tiết:
Đáp án A.
CH tr 16 5.7
Một nhà dinh dưỡng học đưa ra lời khuyên rằng: “ Nên thường xuyên thay đổi các món ăn khác nhau và trong một bữa nên ăn nhiều món” Theo em, lời khuyên này nhằm mục đích gì?
Lời giải chi tiết:
Khi thường xuyên thay đổi các món ăn khác nhau và trong một bữa ăn nhiều món sẽ cung cấp cho cơ thể đầy đủ các nguyên tố khoáng và các chất dinh dưỡng thiết yếu.
CH tr 16 5.8
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại sữa khác nhau giúp tăng chiều cao cho trẻ em hoặc giảm nguy cơ loãng xương cho người trung niên. Các loại sữa này có chứa các thành phần khác nhau tuỳ theo nhà sản xuất nhưng chúng đều có chứa calcium. Hãy giải thích tại sao các loại sữa này đều chứa calcium.
Lời giải chi tiết:
Calcium là thành phần cấu tạo chủ yếu của xương.
Ở trẻ em, việc uống sữa để cung cấp thêm lượng calcium cho sự phát triển của xương giúp trẻ tăng chiều cao.
Ở người trung niên, do calcium trong xương bị suy giảm nên cơ thể bị thiếu hụt một lượng calcium lớn gây loãng xương, vì vậy, uống sữa để tăng lượng calcium giúp người trung niên tránh được bệnh loãng xương.
CH tr 16 5.9*
Để phòng chống bệnh bướu cổ, người ta thường trộn iodine vào muối ăn với hàm lượng thích hợp. Tại sao người ta lại trộn iodine vào muối mà không trộn vào gạo?
Lời giải chi tiết:
Người ta thường trộn iodine vào muối mà không trộn vào gạo vì:
- lodine là nguyên tố vi lượng, cơ thể chỉ cần với một lượng rất ít nên trộn vào muối sẽ hợp lí hơn trộn vào gạo do mỗi ngày chúng ta sẽ ăn nhiều cơm hơn.
– Khi trộn iodine vào gạo:
+ Nếu trộn iodine dưới dạng I2 thì I2 sẽ thăng hoa ở nhiệt độ thường tạo mùi khó chịu và gây độc. Mặt khác, I2 sẽ tác dụng với hơi nước trong không khí tạo thành acid gây hư hỏng gạo.
+ Nếu trộn iodine dưới dạng KI thì khi nấu cơm,dưới tác dụng của nhiệt độ, iodine tác dụng với tinh bột tạo chất có màu xanh gây hư hỏng cơm, không ăn được.
+ Khi vo gạo,iodine sẽ bị rửa trôi nên không được cung cấp cho cơ thể.
CH tr 16 5.10*
Ở một số vùng, để các cây ăn trái sinh trưởng và phát triển tốt, người ta thường đóng một số cây đinh (sắt, kẽm) vào thân cây. Tại sao?
Lời giải chi tiết:
Sắt, kẽm là các nguyên tố vi lượng; cần cung cấp một lượng nhỏ và thường xuyên để các hoạt động sống của cây diễn ra bình thường.
Sắt: là thành phần củ một số enzyme, tham gia vận chuyển electron.
Kẽm: tham gia hoạt hoá nhiều enzyme, hình thành chất diệp lục, tổng hợp auxin (hormone kích thích sự sinh trưởng của thực vật).
Chuyên đề 2. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam
Unit 10: Ecotourism
Skills (Units 5 - 6)
Chuyên đề 2. Công nghệ enzyme và ứng dụng
Unit 9: Consumer society
Chuyên đề học tập Sinh - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Đề thi, kiểm tra Sinh - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Sinh học 10
Đề thi, kiểm tra Sinh - Cánh diều
Đề thi, kiểm tra Sinh - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Sinh học lớp 10
Chuyên đề học tập Sinh - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Sinh Lớp 10
SBT Sinh - Cánh diều Lớp 10
SBT Sinh - Kết nối tri thức Lớp 10
SGK Sinh - Cánh diều Lớp 10
SGK Sinh - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SGK Sinh - Kết nối tri thức Lớp 10