CH tr 44 8.1
CH tr 44 8.1
Công nghệ tế bào bao gồm các chuyên ngành nào?
A. Công nghệ nuôi cấy mô tế bào và công nghệ sản xuất các chất hoạt tính từ tế bào động vật, thực vật.
B. Công nghệ nuôi cấy mô tế bào và công nghệ di truyền tế bào.
C. Công nghệ vi sinh vật, công nghệ tế bào thực vật và công nghệ tế bào động vật.
D. Công nghệ tế bào thực vật và công nghệ tế bào động vật.
Phương pháp giải:
Công nghệ tế bào là một lĩnh vực của công nghệ sinh học, bao gồm các quy trình kĩ thuật chọn tạo và nuôi cấy tế bào, mô trong ống nghiệm (in vitro) nhằm duy trì và tăng sinh tế bào, mô, từ đó sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống con người.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: D
CH tr 44 8.2
CH tr 44 8.2
Công nghệ tế bào không dựa trên nguyên lí nào?
A. Tính toàn năng của tế bào.
B. Khả năng biệt hóa của tế bào.
C. Khả năng phản biệt hóa của tế bào.
D. Khả năng phân bào giảm nhiễm của tế bào.
Phương pháp giải:
Công nghệ tế bào dựa trên nguyên lí về tính toàn năng của tế bào, khả năng biệt hóa và phản biệt hóa của tế bào. Dựa trên nguyên lí này, người ta có thể nuôi cấy tế bào trên môi trường nhân tạo hình thành dòng tế bào, mô, cơ quan và cơ thể hoàn chỉnh.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: D
CH tr 44 8.3
CH tr 44 8.3
Sắp xếp nào dưới đây theo thứ tự giảm dần về tính toàn năng của các dòng tế bào là đúng?
A. Dòng tế bào mô phân sinh đỉnh, dòng tế bào mô phân sinh bên, dòng tế bào mô mềm.
B. Dòng tế bào mô phân sinh bên, dòng tế bào mô phân sinh đỉnh, dòng tế bào mô mềm.
C. Dòng tế bào mô mềm, dòng tế bào mô phân sinh bên, dòng tế bào mô phân sinh đỉnh.
D. Dòng tế bào mô mềm, dòng tế bào mô phân sinh đỉnh, dòng tế bào mô phân sinh bên.
Phương pháp giải:
Dựa vào khả năng có thể phân chia, phát triển thành mô, cơ quan, cơ thể hoàn chỉnh của tế bào để xác định tính toàn năng của dòng tế bào. Như vậy, dòng tế bào mô mềm có tính toàn năng cao nhất, sau đó đến dòng tế bào mô phân sinh đỉnh và cuối cùng là dòng tế bào mô phân sinh bên.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: A
CH tr 45 8.4
CH tr 45 8.4
Sắp xếp nào dưới đây theo thứ tự tăng dần về tính toàn năng của các dòng tế bào là đúng?
A. Dòng tế bào gốc phôi, dòng tế bào gốc cuống rốn, dòng tế bào gốc cơ tim, dòng tế bào mô cơ.
B. Dòng tế bào mô cơ, dòng tế bào gốc cơ tim, dòng tế bào gốc cuống rốn, dòng tế bào gốc phôi.
C. Dòng tế bào mô cơ, dòng tế bào gốc cuống rốn, dòng tế bào gốc cơ tim, dòng tế bào gốc phôi.
D. Dòng tế bào gốc phôi, dòng tế bào gốc cơ tim, dòng tế bào gốc cuống rốn, dòng tế bào mô cơ.
Phương pháp giải:
Dựa vào khả năng có thể phân chia, phát triển thành mô, cơ quan, cơ thể hoàn chỉnh của tế bào để xác định tính toàn năng của dòng tế bào. Như vậy, trong các tế bào trên, sắp xếp theo thứ tự tăng dần về tính toàn năng của các dòng tế bào là: dòng tế bào mô cơ, dòng tế bào gốc cơ tim, dòng tế bào gốc cuống rốn, dòng tế bào gốc phôi.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: B
CH tr 45 8.5
CH tr 45 8.5
Nguyên liệu nào sau đây không dùng làm nguyên liệu đầu vào của công nghệ vi nhân giống cây trồng?
A. Mô phân sinh đỉnh
B. Lá cây
C. Thân cây
D. Mô bần
Phương pháp giải:
- Từ mảnh lá, thân, rễ,… (các tế bào, mô sống) của cây mẹ, trải qua giai đoạn phản biệt hóa, công nghệ vi nhân giống cây trồng đã tạo ra mô sẹo, tái sinh chồi từ mô sẹo, từ đó phát triển thành nhiều cây con.
- Mô bần cấu tạo bởi nhiều lớp tế bào đã chết, bao bọc các phần già của cây nên không được sử dụng là nguyên liệu đầu vào của công nghệ vi nhân giống cây trồng.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: D
CH tr 45 8.6
CH tr 45 8.6
Để sản xuất mô sụn thay thế cho các đệm khớp bị thoái hóa ở người, người ta không dùng kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào nào dưới đây?
A. Kĩ thuật nuôi cấy mô sụn trưởng thành in vitro.
B. Kĩ thuật nuôi cấy và biệt hóa tế bào gốc tủy.
C. Kĩ thuật phản biệt hóa mô tế bào soma trưởng thành và biệt hóa thành mô sụn.
D. Kĩ thuật nuôi cấy và biệt hóa tế bào gốc phôi.
Phương pháp giải:
Sự phân chia tế bào trong sụn đã trưởng thành là rất chậm → Để sản xuất mô sụn thay thế cho các đệm khớp bị thoái hóa ở người, người ta không dùng kĩ thuật nuôi cấy mô sụn trưởng thành in vitro.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: A
CH tr 45 8.7
CH tr 45 8.7
Để sản xuất các chất có hoạt tính sinh học trong tế bào thực vật, người ta thường dùng kĩ thuật nào? Nêu một ví dụ cụ thể.
Phương pháp giải:
Công nghệ tế bào là một lĩnh vực của công nghệ sinh học, bao gồm các quy trình kĩ thuật chọn tạo và nuôi cấy tế bào, mô trong ống nghiệm (in vitro) nhằm duy trì và tăng sinh tế bào, mô, từ đó sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống con người.
Công nghệ tế bào dựa trên nguyên lí về tính toàn năng của tế bào, khả năng biệt hóa và phản biệt hóa của tế bào. Dựa trên nguyên lí này, người ta có thể nuôi cấy tế bào trên môi trường nhân tạo hình thành dòng tế bào, mô, cơ quan và cơ thể hoàn chỉnh.
Một số thành tự chính trong công nghệ tế bào thực vật: (1) nhân nhanh giống cây trồng; (2) tạo giống cây trồng mới; (3) sản xuất các chất có hoạt tính sinh học trong tế bào thực vật.
Một số thành tựu chính trong công nghệ tế bào động vật là: (1) tạo mô, cơ quan thay thế; (2) tạo dòng tế bào và động vật chuyển gene; (#) nhân bản vô tính động vật.
Lời giải chi tiết:
Công nghệ tế bào là một lĩnh vực của công nghệ sinh học, bao gồm các quy trình kĩ thuật chọn tạo và nuôi cấy tế bào, mô trong ống nghiệm (in vitro) nhằm duy trì và tăng sinh tế bào, mô, từ đó sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống con người.
Công nghệ tế bào dựa trên nguyên lí về tính toàn năng của tế bào, khả năng biệt hóa và phản biệt hóa của tế bào. Dựa trên nguyên lí này, người ta có thể nuôi cấy tế bào trên môi trường nhân tạo hình thành dòng tế bào, mô, cơ quan và cơ thể hoàn chỉnh.
Một số thành tự chính trong công nghệ tế bào thực vật: (1) nhân nhanh giống cây trồng; (2) tạo giống cây trồng mới; (3) sản xuất các chất có hoạt tính sinh học trong tế bào thực vật.
Một số thành tựu chính trong công nghệ tế bào động vật là: (1) tạo mô, cơ quan thay thế; (2) tạo dòng tế bào và động vật chuyển gene; (#) nhân bản vô tính động vật.
CH tr 45 8.8
CH tr 45 8.8
Người ta thường sử dụng kĩ thuật nào trong công nghệ tế bào động vật để tạo ra các động vật chuyển gene ứng dụng trong sản xuất thuốc, vaccine cho người?
Phương pháp giải:
Công nghệ tế bào là một lĩnh vực của công nghệ sinh học, bao gồm các quy trình kĩ thuật chọn tạo và nuôi cấy tế bào, mô trong ống nghiệm (in vitro) nhằm duy trì và tăng sinh tế bào, mô, từ đó sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống con người.
Công nghệ tế bào dựa trên nguyên lí về tính toàn năng của tế bào, khả năng biệt hóa và phản biệt hóa của tế bào. Dựa trên nguyên lí này, người ta có thể nuôi cấy tế bào trên môi trường nhân tạo hình thành dòng tế bào, mô, cơ quan và cơ thể hoàn chỉnh.
Một số thành tự chính trong công nghệ tế bào thực vật: (1) nhân nhanh giống cây trồng; (2) tạo giống cây trồng mới; (3) sản xuất các chất có hoạt tính sinh học trong tế bào thực vật.
Một số thành tựu chính trong công nghệ tế bào động vật là: (1) tạo mô, cơ quan thay thế; (2) tạo dòng tế bào và động vật chuyển gene; (#) nhân bản vô tính động vật.
Lời giải chi tiết:
Kĩ thuật chuyển gene vào dòng tế bào gốc phôi, chuyển gene vào tế bào trứng mới thụ tinh.
Unit 5: The environment
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính các tác phẩm
Đề khảo sát chất lượng đầu năm
Chương 9. Biến dạng của vật rắn
Đề thi giữa kì 1
Chuyên đề học tập Sinh - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Đề thi, kiểm tra Sinh - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Sinh học 10
Đề thi, kiểm tra Sinh - Cánh diều
Đề thi, kiểm tra Sinh - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Sinh học lớp 10
Chuyên đề học tập Sinh - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Sinh Lớp 10
SBT Sinh - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SBT Sinh - Kết nối tri thức Lớp 10
SGK Sinh - Cánh diều Lớp 10
SGK Sinh - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SGK Sinh - Kết nối tri thức Lớp 10