Đề bài
Câu 1 : Phương pháp điều chế etilen trong phòng thí nghiệm là
A. cracking ankan.
B. tách H2 từ etan.
C. cho C2H2 tác dụng với H2, xúc tác Pd/PbCO3.
D. đun C2H5OH với H2SO4 đặc ở 170oC.
Câu 2 : Khí X được điều chế trong phòng thí nghiệm theo hình bên: Nhận xét nào sau đây về X không đúng? A. 0,1 mol X phản ứng với tối đa 0,2 mol H2 trong điều kiện thích hợp. B. Dẫn X vào dung dịch Br2 thấy dung dịch bị nhạt màu. C. Dẫn X vào dung dịch AgNO3/NH3 thấy xuất hiện kết tủa màu vàng. D. X có thành phần nguyên tố giống với ancol etylic. |
Câu 3 : Dẫn hỗn hợp 8,96 lít (đktc) gồm metan, etilen và axetilen qua dung dịch AgNO3 dư thu được 24 gam kết tủa, khí thoát ra dẫn qua dung dịch Br2 dư thấy bình tăng thêm 4,2 gam. Phần trăm thể tích khí metan trong hỗn hợp là
A. 62,5%.
B. 37,5%.
C. 25%.
D. 57,3%.
Câu 4 : Khi đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon X thu được số mol CO2 nhỏ hơn số mol H2O. Hỏi X thuộc dãy đồng đẳng nào sau đây?
A. Ankin.
B. Anken.
C. Ankan.
D. Ankađien.
Câu 5 : Cho các chất: CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH2-CH=C(CH3)2, CH3-CH=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2, CH3-CH=CH-CH3. Số chất có đồng phân hình học là
A. 4.
B. 1.
C. 3.
D. 2.
Câu 6 : Hỗn hợp khí X gồm một ankan và một anken. Tỉ khối của X so với H2 bằng 11,25. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít X, thu được 6,72 lít CO2 (các thể tích khí đo ở đktc). Công thức của ankan và anken lần lượt là
A. CH4 và C2H4.
B. C2H6 và C2H4.
C. CH4 và C3H6.
D. CH4 và C4H8.
Câu 7 : Chất nào dưới đây thuộc dãy đồng đẳng của ankan?
A. C2H2.
B. C4H10.
C. C3H4.
D. C6H12.
Câu 8 : Hiđrocacbon làm mất màu dung dịch brom ở điều kiện thường là
A. benzen.
B. o-xilen.
C. etilen.
D. toluen.
Câu 9 : Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon (X) thu được số mol H2O gấp đôi số mol CO2. Công thức phân tử của X là
A. C3H8.
B. C4H10.
C. CH4.
D. C2H6.
Câu 10 : Có hai ống nghiệm, mỗi ống chứa 1 ml dung dịch brom trong nước có màu vàng nhạt. Thêm vào ống thứ nhất 1 ml hexan và ống thứ hai 1 ml hex-1-en. Lắc đều cả hai ống nghiệm, sau đó để yên hai ống nghiệm trong vài phút. Hiện tượng quan sát được là
A. có sự tách lớp các chất lỏng ở cả hai ống nghiệm.
B. màu vàng nhạt vẫn không đổi ở ống nghiệm thứ nhất.
C. ở ống nghiệm thứ hai cả hai lớp chất lỏng đều không màu.
D. A, B, C đều đúng.
Câu 11 : Hỗn hợp khí X gồm etilen và propin. Cho a mol X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 17,64 gam kết tủa. Mặt khác, a mol X phản ứng tối đa với 0,44 mol H2. Giá trị của a là
A. 0,32.
B. 0,46.
C. 0,22.
D. 0,34.
Câu 12 : Sản phẩm chính của phản ứng cộng hợp HCl và propen là
A. CH3CHClCH3.
B. CH3CH2CH2Cl.
C. CH2ClCH2CH3.
D. ClCH2CH2CH3.
Câu 13 : Cho 3,36 lít (đktc) hỗn hợp gồm etan và etilen đi chậm qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng khối lượng bình brom tăng thêm 2,8 gam. Số mol etan và etilen trong hỗn hợp lần lượt là
A. 0,05 và 0,10.
B. 0,10 và 0,05.
C. 0,12 và 0,03.
D. 0,03 và 0,12.
Câu 14 : Toluen tác dụng với Br2 chiếu sáng (tỉ lệ mol 1:1), thu được sản phẩm hữu cơ là
A. m-bromtoluen.
B. phenylbromua.
C. o-bromtoluen.
D. benzylbromua.
Câu 15 : Cho các chất: But-1-en, but-1-in, buta-1,3-đien, vinylaxetilen, isobutilen, anlen (propađien). Có bao nhiêu chất trong số các chất trên khi phản ứng hoàn toàn với khí H2 dư (xúc tác Ni, nung nóng) tạo ra butan?
A. 6.
B. 5.
C. 3.
D. 4.
Câu 16 : Hiđrocacbon là đồng đẳng của axetilen, A là hợp chất nào dưới đây?
A. C6H8.
B. C3H6.
C. C4H6.
D. C5H10.
Câu 17 : X là hỗn hợp 2 hiđrocacbon mạch hở, cùng dãy đồng đẳng. Để đốt cháy hết 2,8 gam X cần 6,72 lít O2 (đktc). Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 25 gam.
B. 30 gam.
C. 15 gam.
D. 20 gam.
Câu 18 : Axetilen không phản ứng được với
A. H2, Ni, toC.
B. dung dịch NaOH.
C. dung dịch KMnO4.
D. dung dịch Br2.
Câu 19 : Để làm sạch khí etilen có lẫn axetilen, người ta dẫn hỗn hợp khí qua một lượng dư dung dịch
A. Br2.
B. AgNO3/NH3.
C. HCl.
D. KMnO4.
Câu 20 : Để phân biệt 2 bình chứa khí etan và etilen, có thể dùng thuốc thử nào sau đây?
A. nước.
B. dung dịch Br2.
C. khí HCl.
D. dung dịch Ca(OH)2.
Câu 21 : Công thức phân tử của etilen là
A. CH4.
B. C2H4.
C. C2H2.
D. C2H6.
Câu 22 : Số đồng phân hiđrocacbon thơm ứng với công thức phân tử C8H10 là
A. 5.
B. 6.
C. 4.
D. 3.
Câu 23 : Chất nào sau đây là chất lỏng ở nhiệt độ thường?
A. Metan.
B. Axetilen.
C. Etilen.
D. Pentan.
Câu 24 : Công thức phân tử chung của ankin là
A. CnH2n+2 với n ≥ 1.
B. CnH2n-2 với n ≥ 3.
C. CnH2n-2 với n ≥ 2.
D. CnH2n với n ≥ 2.
Câu 25 : Khi dẫn axetilen vào dung dịch AgNO3 trong NH3, thấy có hiện tượng
A. có khí sinh ra.
B. dung dịch AgNO3 mất màu.
C. tạo kết tủa trắng.
D. tạo kết tủa vàng nhạt.
Câu 26 : Thành phần chính của "khí thiên nhiên" là
A. metan.
B. propan.
C. etan.
D. butan.
Câu 27 : Phản ứng trime hóa axetilen ở 600oC với xúc tác than hoạt tính cho sản phẩm là
A. C3H6.
B. C6H6.
C. C6H10.
D. C2H4.
Câu 28 : Buta-1,3-đien dùng làm nguyên liệu để sản xuất cao su tổng hợp như: cao su buna, cao su buna-S, … Công thức cấu tạo của buta-1,3-đien là
A. CH2=C-CH=CH2.
B. CH2=CH2.
C. CH2=C(CH3)CH=CH2.
D. CH2=CH-C2H5.
Câu 29 : Dẫn 4,48 lít (đktc) một anken X qua dung dịch nước brom dư, sau phản ứng hoàn toàn thấy dung dịch brom tăng 8,4 gam. Công thức của anken X là
A. C2H4.
B. C3H6.
C. C4H8.
D. C5H10.
Câu 30 : Câu nào sau đây là sai?
A. Ankin có số đồng phân ít hơn anken tương ứng (số C ≥ 4).
B. Ankin tương tự anken đều có đồng phân hình học.
C. But-1-in phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 còn but-2-in thì không phản ứng.
D. Ankin và anken đều làm mất màu dung dịch nước brom ở nhiệt độ thường.
Câu 31 : Anken X có công thức cấu tạo CH3-CH2-C(CH3)=CH-CH3. Tên của X là
A. 3-metylpent-2-en.
B. isohexan.
C. 3-metylpent-3-en.
D. 2-etylbut-2-en.
Câu 32 : C2H2 và C2H4 phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. H2; NaOH; dung dịch HCl.
B. CO2; H2; dung dịch KMnO4.
C. dung dịch Br2; dung dịch HCl; dung dịch AgNO3/NH3.
D. dung dịch Br2; dung dịch HCl; dung dịch KMnO4.
Câu 33 : Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CH4, C3H6, C4H10 thu được 17,6 gam CO2 và 10,8 gam H2O. Giá trị m là
A. 6 gam.
B. 4 gam.
C. 8 gam.
D. 2 gam.
Câu 34 : Đèn xì axetilen - oxi dùng để làm gì?
A. Hàn nhựa.
B. Nối thủy tinh.
C. Hàn và cắt kim loại.
D. Xì sơn lên tường.
Câu 35 : Đốt cháy hoàn toàn m gam một hiđrocacbon X mạch hở thì thu được 26,4 gam CO2 và 10,8 gam H2O. X thuộc dãy đồng đẳng nào sau đây?
A. Ankin.
B. Ankađien.
C. Anken.
D. Ankan.
Câu 36 : Tính chất hóa học đặc trưng của ankan là
A. phản ứng cộng.
B. phản ứng tách.
C. phản ứng thế.
D. phản ứng phân hủy.
Câu 37 : Nung nóng a mol hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 trong bình kín có xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn Y qua lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 24 gam kết tủa và hỗn hợp khí Z. Hỗn hợp Z làm mất màu tối đa 40 gam brom trong dung dịch và còn lại hỗn hợp khí T. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp T thu được 11,7 gam nước. Giá trị của a là
A. 1,25.
B. 0,80.
C. 1,50.
D. 1,00.
Câu 38 : Một bình kín chứa hỗn hợp X gồm 0,06 mol axetilen; 0,09 mol vinylaxetilen; 0,16 mol H2 và một ít bột Ni. Nung hỗn hợp X thu được hỗn hợp Y gồm 7 hiđrocacbon (không chứa but-1-in) có tỉ khối hơi đối với H2 là 328/15. Cho toàn bộ hỗn hợp Y đi qua bình đựng dung dịch AgNO3/NH3 dư, thu được m gam kết tủa vàng nhạt và 1,792 lít (đktc) hỗn hợp khí Z thoát ra khỏi bình. Để làm no hoàn toàn hỗn hợp Z cần vừa đúng 50 ml dung dịch Br2 1M. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 14,37.
B. 15,18.
C. 13,56.
D. 28,71.
Câu 39 : Cho các chất sau: metan, axetilen, isopren, vinylaxetilen, benzen và buta-1,3-đien. Số chất làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường là
A. 4.
B. 3.
C. 6.
D. 5.
Câu 40 : Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hiđrocacbon X, thu được 8,96 lít CO2 (thể tích các khí đo ở đktc). X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3, tạo ra kết tủa. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3-C≡CH.
B. CH3-CH2-C≡CH.
C. CH3-C≡C-CH3.
D. CH3-CH=CH-CH3.
Lời giải chi tiết
Đáp án và lời giải chi tiết
Câu 1
Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế etilen bằng cách đun C2H5OH với H2SO4 đặc ở 170oC.
PTHH: \({{C}_{2}}{{H}_{5}}OH\xrightarrow{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}dac,{{170}^{o}}C}{{C}_{2}}{{H}_{4}}+{{H}_{2}}O\)
Đáp án D
Câu 2
PTHH: CaC2 + 2H2O → C2H2 ↑ (X) + Ca(OH)2
A đúng, vì 1 phân tử C2H2 cộng được tối đa 2 phân tử H2.
B đúng.
C đúng, CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → CAg≡CAg ↓ vàng + 2NH4NO3.
D sai, X (C2H2) gồm C, H còn ancol etylic (C2H5OH) gồm C, H, O.
Đáp án D
Câu 3
Phương pháp:
=
= mbình tăng
= nhh - -
Ở cùng điều kiện thì phần trăm về thể tích bằng phần trăm về số mol.
Tính phần trăm về thể tích của khí X bất kì trong hỗn hợp: \(\% {V_X} = \frac{{{n_X}}}{{{n_{hon.hop}}}}.100\% \)
Hướng dẫn giải:
nhỗn hợp khí = 8,96/22,4 = 0,4 mol
= = 24/240 = 0,1 mol
= mbình tăng = 4,2 gam → = 4,2/28 = 0,15 mol
= 0,4 - 0,1 - 0,15 = 0,15 mol
Ở cùng điều kiện thì phần trăm về thể tích bằng phần trăm về số mol:
% = \(\frac{{0,15}}{{0,4}}.100\% \) = 37,5%
Đáp án B
Câu 4
Khi đốt cháy hiđrocacbon thu được > ⟹ Hiđrocacbon đó là ankan.
Đáp án C
Câu 5
Các chất đó đồng phân hình học là: CH3-CH=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH-CH3 (2 chất).
Đáp án D
Câu 6
nX = 0,2 mol
= 0,3 mol
\(\bar C = \frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_X}}} = \frac{{0,3}}{{0,2}} = 1,5\) → Ankan phải là CH4.
Đặt \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{C{H_4}:{a^{mol}}}\\{{C_n}{H_{2n}}:{b^{mol}}}\end{array}} \right. \to \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{n_X} = a + b = 0,2}&{\left( 1 \right)}\\{{n_{C{O_2}}} = a + nb = 0,3}&{\left( 2 \right)}\\{{{\bar M}_X} = \frac{{16{\rm{a}} + 14nb}}{{0,2}} = 11,25.2 = 22,5}&{\left( 3 \right)}\end{array}} \right.\)
Từ (2) và (3) → a = 0,15 và nb = 0,15 (Lưu ý: Ta coi 2 ẩn là a và nb).
Kết hợp với (1) → a = 0,15; b = 0,05; n = 3.
Vậy hỗn hợp chứa CH4 và C3H6.
Đáp án C
Câu 7
Ankan có công thức tổng quát là CnH2n+2 (n ≥ 1).
→ C4H10 thuộc dãy đồng đẳng ankan.
Đáp án B
Câu 8
Etilen (CH2=CH2) có chứa liên kết C=C kém bền nên làm mất màu dung dịch Br2 ở điều kiện thường.
Đáp án C
Câu 9
\(\frac{H}{C}=\frac{2{{n}_{{{H}_{2}}O}}}{{{n}_{C{{O}_{2}}}}}=2.2=4\) → X là CH4.
Đáp án C
Câu 10
Hexan là ankan, không làm mất màu dd Br2.
Hex-1-en là anken, làm mất màu dd Br2.
→ Hiện tượng: ống 1 màu vàng không đổi, ống 2 màu vàng nhạt hơn lúc đầu hoặc mất màu.
Đáp án B
Câu 11
Phương pháp:
- Khi tác dụng với AgNO3/NH3 thì chỉ có propin phản ứng:
C3H4 \(\xrightarrow{AgN{{O}_{3}}/N{{H}_{3}}}\) C3H3Ag ↓
→ =
- Khi tác dụng tối đa với H2 thì:
C2H4 + H2 \(\xrightarrow{Ni,{{t}^{o}}}\) C2H6
C3H4 + 2H2 \(\xrightarrow{Ni,{{t}^{o}}}\) C3H8
→ = + 2 →
Từ đó xác định được giá trị của a.
Hướng dẫn giải:
- Khi tác dụng với AgNO3/NH3 thì chỉ có propin phản ứng:
C3H4 \(\xrightarrow{AgN{{O}_{3}}/N{{H}_{3}}}\) C3H3Ag ↓
→ = = 17,64/147 = 0,12 mol.
- Khi tác dụng tối đa với H2 thì:
C2H4 + H2 \(\xrightarrow{Ni,{{t}^{o}}}\) C2H6
C3H4 + 2H2 \(\xrightarrow{Ni,{{t}^{o}}}\) C3H8
→ = + 2 → 0,44 = + 2.0,12 → = 0,2 mol.
Vậy a = + = 0,2 + 0,12 = 0,32 mol.
Đáp án A
Câu 12
Phương pháp:
Quy tắc cộng Mac-cop-nhi-cop:
Trong phản ứng cộng axit hoặc nước (kí hiệu chung là HA) vào liên kết C=C của anken, H (phần tử mang điện tích dương) ưu tiên cộng vào C mang nhiều H hơn (cacbon bậc thấp hơn), còn A (phần tử mang điện tích âm) ưu tiên cộng vào C mang ít H hơn (cacbon bậc cao hơn).
Hướng dẫn giải:
CH2=CH-CH3 + HCl → CH3-CHCl-CH3.
Đáp án A
Câu 13
Dẫn hỗn hợp gồm C2H6 và C2H4 qua Br2 thì chỉ có C2H4 phản ứng và bị hấp thụ vào dung dịch Br2
→ = mbình tăng = 2,8 gam
→ = 2,8/28 = 0,1 mol
→ = nhh - = 0,15 - 0,1 = 0,05 mol
Vậy số mol etan và etilen trong hỗn hợp lần lượt là 0,05 và 0,1.
Đáp án A
Câu 14
Khi có ánh sáng thì xảy ra phản ứng thế ở ngoài vòng:
C6H5CH3 + Br2 C6H5CH2Br (benzylbromua) + HBr
Lưu ý: Phân biệt 2 gốc phenyl (C6H5-) và benzyl (C6H5CH2-).
Đáp án D
Câu 15
Trong bài này các chất thỏa mãn đủ các dữ kiện sau:
+ Hiđrocacbon không no có 4C (hoặc xicloankan có 4C, phần này giảm tải);
+ Mạch C không phân nhánh.
Phân tích các chất:
+ But-1-en: CH2=CH-CH2-CH3 → thỏa mãn
+ But-1-in: CH≡C-CH2-CH3 → thỏa mãn
+ Buta-1,3-đien: CH2=CH-CH=CH2 → thỏa mãn
+ Vinylaxetilen: CH2=CH-C≡CH → thỏa mãn
+ Isobutilen: CH2=C(CH3)-CH3 → không thỏa mãn do phân nhánh
+ Anlen (propađien): CH2=C=CH2 → không thỏa mãn do có 3C
Vậy có 4 chất thỏa mãn.
Đáp án D
Câu 16
Axetilen là ankin. CTTQ của ankin: CnH2n-2 (n ≥ 2).
⟹ C4H6 là đồng đẳng của axetilen.
Đáp án C
Câu 17
Phương pháp:
Đặt ẩn là số mol của CO2 và H2O.
Lập hệ 2 phương trình 2 ẩn:
+) BTKL: mX + = + (1)
+) Bảo toàn nguyên tố O: 2 = 2 + (2)
Giải hệ tìm được số mol CO2 và H2O.
Khi cho sản phẩm cháy vào dd Ca(OH)2 dư → = → khối lượng kết tủa.
Hướng dẫn giải:
Đặt n CO2 = a mol; n H2O = b mol
+) BTKL: mX + = + → 44a + 18b = 2,8 + 32.0,3 = 12,4 (1)
+) Bảo toàn nguyên tố O: 2= 2 + → 2a + b = 2.0,3 = 0,6 (2)
Giải hệ được a = b = 0,2 mol.
Khi cho sản phẩm cháy vào dd Ca(OH)2 dư → = = 0,2 mol
→ m = = 0,2.100 = 20 gam.
Đáp án D
Câu 18
Axetilen có chứa liên kết ba kém bền nên phản ứng được với H2 (Ni, to), KMnO4, dd Br2.
Axetilen không phản ứng được với dd NaOH.
Đáp án B
Câu 19
Để làm sạch C2H4 bị lẫn C2H2 ta dẫn hỗn hợp khí qua một lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 do có phản ứng:
C2H2 + 2AgNO3 + 2NH3 → Ag2C2 + 2NH4NO3
Đáp án B
Câu 20
Để phân biệt 2 bình chứa khí etan và etilen, có thể dùng thuốc thử là dd Br2:
+ Chất làm mất màu dd Br2 → Etilen (CH2=CH2).
+ Chất không làm mất màu dd Br2 → Etan (CH3-CH3).
Đáp án B
Câu 21
Etilen có CTCT là CH2=CH2 → CTPT là C2H4.
Đáp án B
Câu 22
→ 4 đồng phân.
Đáp án C
Câu 23
Ghi nhớ: Các hiđrocacbon có số C ≤ 4 là chất khí ở nhiệt độ thường.
→ Pentan (C5H12) là chất lỏng ở nhiệt độ thường.
Đáp án D
Câu 24
Công thức phân tử chung của ankin là CnH2n-2 với n ≥ 2.
Đáp án C
Câu 25
Khi dẫn axetilen vào dung dịch AgNO3 trong NH3, thấy xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt:
CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → CAg≡CAg ↓ vàng + 2NH4NO3.
Đáp án D
Câu 26
Thành phần chính của "khí thiên nhiên" là metan (CH4).
Đáp án A
Câu 27
3C2H2 \(\xrightarrow{xt:C,{{600}^{o}}C}\) C6H6
Đáp án B
Câu 28
Công thức cấu tạo của buta-1,3-đien là CH2=C-CH=CH2.
Đáp án A
Câu 29
manken = mdd tăng = 8,4 gam
→ Manken = manken : nanken = 8,4 : 0,2 = 42.
Giả sử anken có công thức CnH2n (n ≥ 2) → 14n = 42 → n = 3.
Vậy CTPT anken là C3H6.
Đáp án B
Câu 30
A đúng.
B sai, ankin không có đồng phân hình học.
C đúng, do but-1-in có liên kết ba đầu mạch còn but-2-in không có liên kết ba đầu mạch.
D đúng, do chúng đều chứa liên kết bội kém bền.
Đáp án B
Câu 31
5CH3-4CH2-3C(CH3)=2CH-1CH3 → Tên gọi là 3-metylpent-2-en.
Đáp án A
Câu 32
- Loại A vì cả 2 chất đều không phản ứng với dd NaOH.
- Loại B vì cả 2 chất đều không phản ứng với CO2.
- Loại C vì C2H4 không phản ứng với AgNO3/NH3.
- D thỏa mãn.
Đáp án D
Câu 33
\(\xrightarrow{BTNT.C}{{n}_{C}}={{n}_{C{{O}_{2}}}}=\frac{17,6}{44}=0,{{4}^{mol}}\)
\(\xrightarrow{BTNT.H}{{n}_{H}}=2{{n}_{{{H}_{2}}O}}=2.\frac{10,8}{18}=1,{{2}^{mol}}\)
→ mX = mC + mH = 0,4.12 + 1,2.1 = 6 gam.
Đáp án A
Câu 34
Đèn xì axetilen - oxi có nhiệt độ rất cao (≈ 3000oC) nên được đùng để hàn và cắt kim loại.
Đáp án C
Câu 35
= 26,4/44 = 0,6 mol
= 10,8/18 = 0,6 mol
Ta thấy = ⟹ Hiđrocacbon X thuộc dãy đồng đẳng anken.
Đáp án C
Câu 36
Tính chất hóa học đặc trưng của ankan là phản ứng thế.
Đáp án C
Câu 37
Y tác dụng với AgNO3/NH3 thu được kết tủa → Y chứa C2H2 dư
Sau khi dẫn Z qua dd Br2 dư còn hỗn hợp khí T nên T chứa H2 và C2H6 → Y chứa H2 dư
Sơ đồ:
Ta có:
(dư) = = 24/240 = 0,1 mol
= = 40/160 = 0,25 mol
Bảo toàn nguyên tố H cả quá trình:
2(bđ) + 2(bđ) = 2(dư) + 4 + 2
⇔ (bđ) + (bđ) = n(dư) + 2 +
⇔ a = 0,1 + 2.0,25 + 0,65
⇔ a = 1,25
Đáp án A
Câu 38
BTKL → mX = mY → 0,06.26 + 0,09.52 + 0,16.2 = nY.(656/15)
→ nY = 0,15
→ pư = ngiảm = nX - nY = 0,06 + 0,09 + 0,16 - 0,15 = 0,16 mol (H2 đã phản ứng hết)
Sơ đồ:
+) Bảo toàn liên kết π → n π (X) = pư + 2 dư + 3 dư +
→ 0,06.2 + 0,09.3 = 0,16 + 2a + 3b + 0,05 (1)
+) dư + dư = nY - nZ → a + b = 0,15 - 0,08 = 0,07 (2)
Giải hệ (1) (2) được a = 0,03 và b = 0,04
→ m = + = 0,03.240 + 0,04.159 = 13,56 gam
Đáp án C
Câu 39
Các chất làm mất màu dd Br2 là axetilen, isopren, vinylaxetilen, buta-1,3-đien (4 chất).
Đáp án A
Câu 40
+ Số C = \(\frac{{{n}_{C{{O}_{2}}}}}{{{n}_{X}}}\) = \(\frac{0,4}{0,1}\) = 4 → X là hiđrocacbon có chứa 4C.
+ X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra kết tủa → X chứa liên kết ba đầu mạch.
Vậy trong 4 phương án thì chất thỏa mãn là CH3-CH2-C≡CH.
Đáp án B
PHẦN 2. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (Phần từ năm 1917 đến năm 1945)
CHƯƠNG IX: ANĐEHIT – XETON AXIT CACBONXYLIC
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11
Unit 8: Cties
Grammar Expansion
SGK Hóa học Nâng cao Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Hóa học lớp 11
SBT Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Cánh Diều
SGK Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Hóa học 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Hóa học 11
SGK Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Hóa Lớp 11