I. Số dân
- Năm 2019, dân số Việt Nam đạt 96,2 triệu người.
- Đông dân, đứng thứ 3 ở Đông Nam Á và thứ 15 trên thế giới.
II. Gia tăng dân số
* Sự biến đổi dân số
- Hiện trạng:
+ Giai đoạn 1954 – 1979, dân số tăng nhanh, xuất hiện hiện tượng bùng nổ dân số.
+ Hiện nay, dân số bước vào giai đoạn ổn định. Hàng năm, tăng thêm hơn 1 triệu người.
+ Gia tăng dân số giảm nhưng dân số vẫn đông.
- Nguyên nhân:
+ Hiện tượng “bùng nổ dân số”.
+ Gia tăng tự nhiên cao.
- Hậu quả: Gây sức ép đối với tài nguyên môi trường, chất lượng cuộc sống và giải quyết việc làm,…
* Tỷ lệ gia tăng tự nhiên
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao, có xu hướng giảm.
- Gia tăng tự nhiên có sự khác biệt giữa các vùng trong nước:
+ Thành thị, đồng bằng: gia tăng tự nhiên thấp.
+ Nông thôn, miền núi: gia tăng tự nhiên cao.
- Nguyên nhân:
+ Gia tăng tự nhiên giảm do thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình.
+ Có sự khác biệt giữa các vùng do sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế, phong tục tập quán.
III. Cơ cấu dân số
* Theo tuổi
Cơ cấu dân số trẻ, đang có sự thay đổi:
+ Tỉ lệ trẻ em (0 - 14 tuổi): chiếm tỉ trọng cao và giảm xuống.
+ Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động (15 – 59 tuổi) và trên độ tuổi lao động (trên 60 tuổi): tăng lên.
* Theo giới
Tỉ số giới tính ở một địa phương còn chịu ảnh hưởng mạnh bởi hiện tượng chuyển cư:
+ Thấp ở nơi có các luồng xuất cư: vùng đồng bằng sông Hồng.
+ Cao ở nơi có các luồng nhập cư: Tây Nguyên, các tỉnh Quảng Ninh, Bình Phước.
Sơ đồ tư duy dân số và gia tăng dân số
CHƯƠNG VI. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
CHƯƠNG II. NHIỄM SẮC THỂ
CHƯƠNG I. ĐIỆN HỌC
Tác giả - Tác phẩm học kì 1
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 9