Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ 0 - 50°C. Tuy nhiên, cũng có một số sinh vật sống được ở nhiệt độ rất cao (như vi khuẩn ở suối nước nóng chịu được nhiệt độ 70 - 90°C) hoặc nơi cỏ nhiệt độ rất thấp (ấu trùng sâu ngô chịu được nhiệt độ -27°C).
Ví dụ 1. Cây sống ở vùng nhiệt đới, trên bề mặt lá có tầng cutin dày có tác dụng hạn chế thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao. Ở vùng ôn đới, về mùa đông giá lạnh, cây thường rụng nhiều lá làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước. Chồi cây có các vảy mỏng bao bọc, thân và rễ cây có các lớp bần dày tạo thành những lớp cách nhiệt bảo vệ cây.
Ví dụ 2. Động vật sống ở vùng lạnh và vùng nóng có nhiều đặc điểm khác nhau :
- Thú có lông (như hươu, gấu, cừu) sống ở vùng lạnh, lông dày và dài hơn lông cũng cùa loài đó nhưng sống ở vùng nóng.
- Đối với chim, thú, so sánh kích thước cơ thể của các cá thể cùng loài (hoặc loài gần nhau) phân bổ rộng ở cả Bắc và Nam Bán cầu, thì các cá thể sống ở nơi nhiệt độ thấp có kích thước cơ thể lớn hơn các cá thể sống ở nơi ấm áp. Ví dụ: Gấu sống ở vùng Bắc Cực có kích thước rất to, lớn hơn hẳn gấu sống ở vùng nhiệt đới.
Ví dụ 3. Nhiều loài động vật có tập tính lẩn tránh nơi nóng quá hoặc lạnh quá bằng cách: chui vào hang, ngủ đông hoặc ngủ hè... Người ta chia sinh vật thành hai nhóm:
- Sinh vật biến nhiệt có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Thuộc nhóm này có các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát.
- Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Thuộc nhóm này bao gồm các động vật có tổ chức cơ thể cao như chim, thủ và con người.
Sơ đồ tư duy Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật:
Bài 4
Bài 24. Vùng Bắc Trung Bộ (tiếp theo)
Đề thi vào 10 môn Toán Phú Yên
Đề thi vào 10 môn Toán Bình Dương
CHƯƠNG 4. HIDROCACBON. NHIÊN LIỆU