Bài 41. Môi trường và các nhân tố sinh thái
Bài 42. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật
Bài 43. Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật
Bài 44. Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật
Bài 45 - 46. Thực hành: Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật
Bài 58. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
Bài 59. Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã
Bài 60. Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái
Bài 61. Luật bảo vệ môi trường
Bài 62. Thực hành: Vận dụng luật bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ môi trường ở địa phương
Bài 63. Ôn tập phần sinh vật và môi trường
Bài 64. Tổng kết chương trình toàn cấp
Bài 65. Tổng kết chương trình toàn cấp (tiếp theo)
Bài 66. Tổng kết chương trình toàn cấp (tiếp theo)
Bài tập 1
Bài tập 1
Quan sát các hình 54.1 SGK và điền tiếp vào bảng 54.1
Lời giải chi tiết:
Bảng 54.1. Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
Hoạt động | Nhiên liệu bị đốt cháy |
1. Giao thông vận tải - Ô tô - Xe máy - Tàu hỏa, tàu thủy |
- Xăng dầu - Xăng đầu - Xăng dầu, than đá |
2. Sản xuất công nghiệp: - Vận hành máy móc, thiết bị sản xuất - Vận hành máy móc, thiết bị khai thác |
- Than đá - Dầu mỏ, khí đốt |
3. Sinh hoạt - Nấu ăn - Sưởi ấm |
- gỗ, củi - khí gas |
4. Hoạt động khác - Đốt rừng làm nương rẫy |
- cây gỗ |
Bài tập 2
Bài tập 2
Kể tên những hoạt động đốt cháy nhiên liệu tại gia đình em và hàng xóm có thể gây ô nhiễm không khí.
Lời giải chi tiết:
Các hoạt động tại gia đình và hàng xóm có thể gây ô nhiễm không khí: đun nấu bằng gas, củi, bếp than; sử dụng các phương tiện giao thông: xe máy, ô tô, công nông, xe tải, xe khách; đốt rơm rạ…
Bài tập 3
Bài tập 3
Quan sát hình 54.2 SGK, hãy cho biết:
a) Các hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học thường tích tụ ở những môi trường nào?
b) Mô tả con đường phát tán các loại hóa chất đó.
Lời giải chi tiết:
a) Các hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học thường tích tụ ở môi trường đất, trong mạch nước ngầm, trong sông, suối, ao hồ và trong đại dương.
b) Con đường phát tán các loại hóa chất: Các chất độc hại tích lũy trong đất, ngấm vào mạch nước ngầm, tích lũy trong các môi trường nước,… sau đó chúng bốc hơi vào không khí và gây ô nhiễm đất, nước, không khí.
Bài tập 4
Bài tập 4
Điền nội dung thích hợp vào bảng 54.2 những chất thải rắn gây ô nhiễm mà em thường gặp quanh nơi ở hoặc trên đường tới trường.
Lời giải chi tiết:
Bảng 54.2. Các chất thải rắn gây ô nhiễm
Tên chất thải | Chất thải từ hoạt động |
- Giấy vụn - Túi nilon - Chai lọ, vỏ lon, các loại nhựa - Đồ ăn thừa - Phụ phẩm, phế phẩm sản xuất: bã mía, rơm rạ, đồ cao su, tro xỉ,… - Đất đá, vôi, cát, kính - Bông băng, kim tiêm, chất thải y tế | - Sinh hoạt, sản xuất công nghiệp - Sinh hoạt - Sinh hoạt, - Sinh hoạt - Sản xuất công nghiệp - Sinh hoạt, sản xuất công nghiệp - Y tế |
Bài tập 5
Bài tập 5
Quan sát các hình 54.5 và hình 54.6 SGK, hãy nêu nguyên nhân của một số bệnh ở người do sinh vật gây ra dựa theo các mẫu câu hỏi như sau:
a) Nguyên nhân dẫn tới mắc các bệnh tả lị?
b) Nguyên nhân của bệnh giun sán?
c) Cách phòng tránh bệnh sốt rét?
Lời giải chi tiết:
a) Nguyên nhân dẫn tới mắc các bệnh tả lị: môi trường ô nhiễm, vi sinh vật gây bệnh phát triển mạnh.
b) Nguyên nhân của bệnh giun sán: Môi trường ô nhiễm, con người vệ sinh không sạch sẽ khi ăn uống, sinh hoạt.
c) Cách phòng tránh bệnh sốt rét: phun thuốc diệt muỗi theo định kì, sử dụng màn khi ngủ, giữ vệ sinh môi trường, không để ao tù nước đọng, ăm chín uống sôi, vệ sinh cá nhân sạch sẽ…
Bài 3: Dân chủ và kỷ luật
Đề thi vào 10 môn Văn Vĩnh Phúc
Đề thi vào 10 môn Văn Bình Thuận
Bài 38. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển - Đảo
Đề thi vào 10 môn Văn Bình Dương