CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI

Bài 1,2,3,4,5 mục I trang 15,16 Vở bài tập Sinh học 8

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Bài tập 1
Bài tập 2
Bài tập 3
Bài tập 4
Bài tập 5
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Bài tập 1
Bài tập 2
Bài tập 3
Bài tập 4
Bài tập 5

Bài tập 1

Bài tập 1

1. Hãy nêu thành phần cấu tạo của mô thần kinh.

2. Hãy mô tả cấu tạo của một nơron điển hình.

Lời giải chi tiết:

1. Mô thần kinh được cấu tạo từ các tế bào thần kinh (nơron) và các tế bào thần kinh đệm (thần kinh giao cảm).

2. Cấu tạo của một nơron điển hình gồm:

- Phần thân chứa nhân.

- Từ thân phát đi nhiều tua ngắn phân nhánh (sợi nhánh) và một sợi trục dài, có thể được bao bởi bao miêlin.

Có 3 loại nơron: nơron hướng tâm (nơron cảm giác), nơron li tâm (nơron vận động), nơron trung gian (nơron liên lạc).

Bài tập 2

Bài tập 2

Em có nhận xét gì về hướng dẫn truyền xung thần kinh ở nơron hướng tâm và nơron li tâm?

Lời giải chi tiết:

- Nơron hướng tâm (nơron cảm giác) dẫn xung thần kinh về trung ương thần kinh.

- Nơron li tâm (nơron vận động) dẫn các xung li tâm từ bộ não và tủy sống đến các cơ quan phản ứng để gây ra sự vận động hoặc bài tiết.

⇒ Chiều dẫn truyền của 2 nơron này ngược nhau.

Bài tập 3

Bài tập 3

1. Phản xạ là gì?

2. Sự khác biệt giữa các phản xạ ở động vật và hiện tượng cảm ứng ở thực vật?

Lời giải chi tiết:

1. Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh.

2. Sự khác biệt:

- Phản xạ là phản ứng của cơ thể có sự tham gia của hệ thần kinh.

- Cảm ứng ở thực vật: là những phản ứng lại kích thích của môi trường. Ví dụ: hiện tượng cụp lá ở cây xấu hổ chủ yếu là những thay đổi về trương nước ở các tế bào gốc lá, không phải do thần kinh điều khiển.

Bài tập 4

Bài tập 4

1. Hãy xác định các loại nơron tạo nên một cung phản xạ.

2. Các thành phần của một cung phản xạ là gì?

Lời giải chi tiết:

1. Các loại nơron tạo nên một cung phản xạ: nơron hướng tâm (nơron cảm giác), nơron li tâm (nơron vận động), nơron trung gian (nơron liên lạc).

2. Các thành phần của một cung phản xạ:

- Cơ quan thụ cảm (da).

- Trung ương thần kinh (nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian).

- Cơ quan phản ứng (cơ, tuyến…).

Bài tập 5

Bài tập 5

Nêu một số ví dụ về phản xạ và phân tích đường dẫn truyền xung thần kinh trong phản xạ đó.

Lời giải chi tiết:

- Khi ngứa, ta đưa tay lên gãi. Đường dẫn truyền gồm:

     + Cơ quan thụ cảm tiếp nhận kích thích (ngứa), phát sinh xung thần kinh.

     + Nơron hướng tâm: dẫn truyền xung thần kinh (từ cơ quan thụ cảm về trung ương thần kinh).

     + Trung ương thần kinh: Phân tích và xử lí các xung thần kinh cảm giác, làm phát sinh xung thần kinh vận động.

     + Nơron li tâm: Dẫn truyền xung thần kinh vận động (từ trung ương thần kinh tới cơ quan phản ứng).

     + Cơ quan phản ứng: Hoạt động để trả lời kích thích (biểu hiện đưa tay lên gãi).

- Có thể động tác gãi lần đầu chưa đúng chỗ ngứa. Thông tin ngược báo về trung ương tình trạng vẫn ngứa. Trung ương phát lệnh thành xung thần kinh theo dây li tâm tới các cơ tay để điều chỉnh (về cường độ, tần số co cơ...) giúp tay gãi đúng chỗ ngứa. Như vậy, các xung thần kinh ở phản xạ gãi đúng chỗ ngứa đã dẫn truyển theo các nơron tạo nên một vòng khép kín là vòng phản xạ.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi