Bài 41. Môi trường và các nhân tố sinh thái
Bài 42. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật
Bài 43. Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật
Bài 44. Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật
Bài 45 - 46. Thực hành: Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật
Bài 58. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
Bài 59. Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã
Bài 60. Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái
Bài 61. Luật bảo vệ môi trường
Bài 62. Thực hành: Vận dụng luật bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ môi trường ở địa phương
Bài 63. Ôn tập phần sinh vật và môi trường
Bài 64. Tổng kết chương trình toàn cấp
Bài 65. Tổng kết chương trình toàn cấp (tiếp theo)
Bài 66. Tổng kết chương trình toàn cấp (tiếp theo)
Bài tập 1
Bài tập 1
Quan sát hình 44.1 SGK và trả lời các câu hỏi sau:
a) Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng rẽ?
b) Trong tự nhiên, động vật sống thành bầy đàn có lợi gì?
Lời giải chi tiết:
a) Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm có thể chống đỡ cùng nhau, giúp giảm nguy cơ bị bật gốc rễ và gãy cành lá.
b) Trong tự nhiên, động vật sống thành bầy đàn giúp tăng khả năng kiếm được nhiều thức ăn, bảo vệ lẫn nhau và bảo vệ con non trong bầy và cùng chống lại kẻ thù, tăng khả năng sống sót của mỗi cá thể
Bài tập 2
Bài tập 2
Đánh dấu x vào ô vuông chỉ câu đúng trong số các câu sau:
Hiện tượng cá thể tách khỏi nhóm làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể | |
Hiện tượng cá thể tách khỏi nhóm làm cho nguồn thức ăn cạn kiệt nhanh chóng | |
Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng. |
Lời giải chi tiết:
Hiện tượng cá thể tách khỏi nhóm làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể | |
Hiện tượng cá thể tách khỏi nhóm làm cho nguồn thức ăn cạn kiệt nhanh chóng | |
x | Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng. |
Bài tập 3
Bài tập 3
Trong các ví dụ sau đây, quan hệ nào là hỗ trợ (viết chữ H vào ô vuông đầu câu), quan hệ nào là đối địch (viết chữ Đ vào ô vuông đầu câu)?
Ở địa y, các sợi nấm hút nước và muối khoáng cung cấp cho tảo, tảo hấp thu nước, muối khoáng và năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp nên chất hữu cơ, nấm và tảo đều sử dụng các sản phẩm hữu cơ do tảo tổng hợp. | |
Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm. | |
Hươu, nai và hổ cùng sống trong một cánh rừng. Số lượng hươu, nai bị khống chế bởi số lượng hổ. | |
Rận và bét sống bám trên da trâu, bò. Chúng sống được nhờ hút máu của trâu, bò. | |
Địa y sống bám trên cành cây. | |
Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa. | |
Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cành đồng. | |
Giun đũa sống trong ruột người. | |
Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ cây họ đậu. | |
Cây nắp ấm bắt côn trùng. |
Lời giải chi tiết:
H | Ở địa y, các sợi nấm hút nước và muối khoáng cung cấp cho tảo, tảo hấp thu nước, muối khoáng và năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp nên chất hữu cơ, nấm và tảo đều sử dụng các sản phẩm hữu cơ do tảo tổng hợp. |
Đ | Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm. |
Đ | Hươu, nai và hổ cùng sống trong một cánh rừng. Số lượng hươu, nai bị khống chế bởi số lượng hổ. |
Đ | Rận và bét sống bám trên da trâu, bò. Chúng sống được nhờ hút máu của trâu, bò. |
Đ | Địa y sống bám trên cành cây. |
H | Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa. |
Đ | Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cành đồng. |
Đ | Giun đũa sống trong ruột người. |
H | Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ cây họ đậu. |
Đ | Cây nắp ấm bắt côn trùng. |
Bài tập 4
Bài tập 4
Sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch của các sinh vật khác loài là gì?
Lời giải chi tiết:
Quan hệ hỗ trợ: các loài đều có lợi hoặc ít nhất không bị hại
Quan hệ đối địch: một loài có lợi và loài khác bị hại hoặc cả hai cùng bị hại.
Unit 1: Local environment
CHƯƠNG 2. KIM LOẠI
Bài 38. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển - Đảo
Unit 2: City life
Bài 24