Bài tập 1
Bài tập 1
Trình bày lại các bước thí nghiệm xác định vai trò và điều kiện hoạt động của enzim trong nước bọt.
Lời giải chi tiết:
- Bước 1: Chuẩn bị vật liệu cho các ống nghiệm:
+ Ống A: 2ml hồ tinh bột + 2ml nước lã
+ Ống B: 2ml hồ tinh bột + 2ml nước bọt
+ Ống C: 2ml hồ tinh bột + 2ml nước bọt đã đun sôi
+ Ống D: 2ml hồ tinh bột + 2 ml nước bọt + vài giọt HCl (2%)
- Bước 2: Tiến hành thí nghiệm
+ Dùng giấy đo pH trong các ống nghiệm
+ Đặt thí nghiệm theo hình 26 SGK trang 85
- Bước 3: Kiểm tra kết quả thí nghiệm
+ Chia phần dung dịch trong các ống thành 2 phần bằng nhau:
Ống A: thành Ống A1 và Ống A2
Ống B: thành Ống B1 và Ống B2
Ống C: thành Ống C1 và Ống C2
Ống D: thành Ống D1 và Ống D2
+ Dùng thuốc thử để kiểm tra kết quả biến đổi trong các ống nghiệm
Lô 1: Thêm vào mỗi ống A1, B1, C1, D1 vài giọt dung dịch iot (1%).
Lô 2: Thêm vào mỗi ống A2, B2, C2, D2 vài giọt dung dịch Strôme rồi đun sôi trên ngọn lửa đèn cồn
Bài tập 2
Bài tập 2
So sánh kết quả giữa những ống thí nghiệm nào cho phép ta khẳng định enzim trong nước bọt có tác dụng biến đổi tinh bột thành đường?
Lời giải chi tiết:
- So sánh kết quả ống nghiệm A và B cho phép ta khẳng định enzim trong nước bọt có tác dụng biến đổi tinh bột thành đường.
Bài tập 3
Bài tập 3
So sánh kết quả giữa những ống nghiệm nào cho phép ta nhận xét về một vài đặc điểm hoạt động của enzim trong nước bọt?
Lời giải chi tiết:
- So sánh kết quả ống nghiệm B với C cho phép ta nhận xét:
+ Enzim trong nước bọt hoạt động tốt ở nhiệt độ 37ºC.
+ Enzim trong nước bọt bị phá hủy ở nhiệt độ 100ºC.
- So sánh kết quả ống nghiệm B với D cho phép ta nhận xét:
+ Enzim trong nước bọt hoạt động tốt ở độ pH = 7.
+ Enzim trong nước bọt không hoạt động tốt ở độ PH axit.
Chương 1. Vẽ kĩ thuật
Tải 10 đề kiểm tra 15 phút - Chương 5 - Hóa học 8
Bài 2. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc
Chủ đề 4. Điện
Review 4 (Units 10-11-12)