Bài tập 1
Bài tập 1
1. Ngồi trên ghế để thõng chân xuống, lấy búa y tế (búa cao su) gõ nhẹ vào gân xương bánh chè, thấy có hiện tượng gì xảy ra?
2. Hình 9 – 3 SGK mô tả cơ chế của phản xạ đầu gối, dựa vào đó, em hãy giải thích cơ chế phản xạ của sự co cơ.
3. Gập cẳng tay vào sát với cánh tay, em thấy bắp cơ ở trước cánh tay thay đổi như thế nào? Vì sao có sự thay đổi đó?
Lời giải chi tiết:
1. Thấy có hiện tượng từ đầu gối trở xuống đá lên phía trước, đó là phản xạ đầu gối.
2. Dùng búa cao su gõ nhẹ vào xương bánh chè, kích thích vào cơ quan thụ cảm làm phát sinh 1 xung thần kinh truyền theo dây thần kinh hướng tâm về tủy sống. Từ tủy sống phát đi xung thần kinh truyền theo dây thần kinh li tâm tới cơ đùi làm cơ đùi co kéo cẳng chân lên phía trước.
3. Gập cẳng tay vào sát với cánh tay ta thấy bắp cơ trước cánh tay to hơn bình thường do 2 đầu co lại.
Bài tập 2
Bài tập 2
1. Quan sát hình 9 – 4 SGK, em hãy cho biết sự co cơ có tác dụng gì?
2. Thử phân tích về sự phối hợp hoạt động co, dãn giữa cơ hai đầu (cơ gấp) và cơ ba đầu (cơ duỗi) ở cánh tay diễn ra như thế nào?
Lời giải chi tiết:
1. Hoạt động co cơ chỉ xảy ra khi có kích thích của môi trường và chịu sự điều khiển của hệ thần kinh. Khi cơ hoạt động sẽ sinh công và tạo ra lực làm di chuyển vật => Sự co cơ giúp xương cử động được.
2. Sự sắp xếp các cơ trên cơ thể thường tạo thành từng cặp đối kháng. Cơ này kéo xương về một phía thì cơ kia kéo về phía ngược lại.
Cụ thể: Cơ 2 đầu là cơ gấp phía trước xương cánh tay, khi cơ này quay kéo xương trụ và xương quay lên làm tay co lại, đồng thời cơ ba đầu ở phía sau xương cánh tay dãn ra.
Bài 10. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
CHƯƠNG 3. TUẦN HOÀN
Bài 7: Tích cực tham gia hoạt động chính trị - xã hội
Bài 26
Tải 10 đề kiểm tra 1 tiết - Chương 1