Câu 1
Tình hình các nước ở khu vực Mĩ Latinh có điểm khác so với Châu Á và Châu Phi cùng thời kì là
A. nhiều nước là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân
B. nhiều nước đã giành được độc lập hoàn toàn
C. nhiều nước có nền kinh tế phát triển và trở thành nước công nghiệp mới
D. nhiều nước đã giành được độc lập nhưng lại bị lệ thuộc nặng nề vào Mĩ
Phương pháp giải:
Xem lại mục
1. Những nét chung - Các nước Mĩ Latinh
Lời giải chi tiết:
Khác với châu Á và châu Phi, nhiều nước ở Mi La-tinh đã giành được độc lập nhưng lại bị lệ thuộc nặng nề vào Mĩ
Chọn D
Câu 2
Thắng lợi được đánh dấu mốc mở đầu phong trào cách mạng Mi Latinh là thắng lợi của cách mạng
A. Cu-ba B. Ni-ca-ra-goa
C. Bô-li-vi-a D. Chi-lê
Phương pháp giải:
Xem lại mục
1. Tình hình chung - Các nước Mĩ Latinh
Lời giải chi tiết:
Thắng lợi được đánh dấu mốc mở đầu phong trào cách mạng Mi Latinh là thắng lợi của cách mạng Cu-ba
Chọn A
Câu 3
Cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa (1953) của nhân dân Cu-ba đã
A. mở đầu phong trào đấu tranh vũ trang giành chính quyền ở Cu-ba
B. lật đổ chế độ độc tài Ba-ti-xta
C. tiêu diệt đột quân đánh thuê của Mĩ tại bãi biển Hi-rôn
D. thiết lập một tổ chức cách mạng lâý tên là “phong trào 26-7”
Phương pháp giải:
Xem lại mục
2. Cuba - Hòn đảo anh hùng
Lời giải chi tiết:
Cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa vào ngày 26-7-1953 của 135 thanh niên yêu nước, dưới sự chỉ huy của Phi-đen Cát-xtơ-rô. Cuộc tấn công không giành được thắng lợi nhưng đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh vũ trang trên toàn đảo đặc biệt là phong trào đấu tranh vũ trang giành chính quyền ở Cu-ba.
Chọn A
Câu 4
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh ở khu vực Mĩ Latinh bùng nổ mạnh mẽ và được ví như
A. Lục địa mới trỗi dậy
B. Lục địa bùng cháy
C. Lục địa đứng lên
D. Lục địa núi lửa
Phương pháp giải:
Xem lại mục
1. Tình hình chung - Các nước Mĩ Latinh
Lời giải chi tiết:
Từ đầu những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, một cao trào đấu tranh đã bùng nổ ở Mĩ La-tinh và khu vực này được ví như “Lục địa bùng cháy”.
Chọn B
Câu 5
Sau thắng lợi của cuộc cách mạng Cu-ba, hình thức đấu tranh chủ yếu ở các nước Mi Latinh là
A. Đấu tranh chính trị
B. Chiến tranh du kích
C. Đấu tranh vũ trang
D. Đấu tranh ngoại giao
Phương pháp giải:
Xem lại mục
2. Cuba - Hòn đảo anh hùng
Lời giải chi tiết:
Sau thắng lợi của cuộc cách mạng Cu-ba, hình thức đấu tranh chủ yếu ở các nước Mi Latinh là đấu tranh vũ trang
Chọn C
Câu 6
Chi-lê trong những năm 1970-1973, chính phủ của Liên minh đoàn kết nhân dân do tổng thống A-gien-đê lãnh đạo đã
A. Bị thất bại do các thế lực thân Mĩ mạnh hơn
B. Thực hiện chính sách cải cách tiến bộ, củng cố độc lập chủ quyền dân tộc
C. Bị các phe phái trong chính phủ tranh giành quyền lực
D. Giành thắng lợi, thành lập nước cộng hoà Chi-lê
Phương pháp giải:
Xem lại
bài 7: Các nước Mĩ Latinh
Lời giải chi tiết:
Chi-lê trong những năm 1970 - 1973, chính phủ của Liên minh đoàn kết nhân dân do tổng thống A-gien-đê lãnh đạo đã thực hiện chính sách cải cách tiến bộ, củng cố độc lập chủ quyền dân tộc
Chọn B
Câu 7
Cuộc đấu tranh lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ ở Ni-ca-ra-goa dưới sự lãnh đạo của
A. Mặt trận Xan-đi-nô
B. Mặt trận cứu nước Ni-ca-ra-goa
C. Đảng cộng sản Ni-ca-ra-goa
D. Liên minh đoàn kết nhân dân Ni-ca-ra-goa
Phương pháp giải:
Xem lại mục
1. Những nét chung - Các nước Mĩ La-tinh
Lời giải chi tiết:
Cuộc đấu tranh lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ ở Ni-ca-ra-goa dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Xan-đi-nô
Chọn A
Câu 8
Từ những năm 90 của thế kỉ XX, tình hình kinh tế, chính trị ở các nước Mĩ Latinh gặp nhiều khó khăn, có lúc trở nên căng thẳng là do
A. đầu tư nước ngoài giảm sút
B. sự bao vây, cấm vận của Mĩ
C. phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lên cao
D. nhiều nguyên nhân khác nhau
Phương pháp giải:
Xem lại mục
1. Những nét chung - Các nước Mĩ Latinh
Lời giải chi tiết:
Từ những năm 90 của thế kỉ XX, tình hình kinh tế, chính trị ở các nước Mĩ Latinh gặp nhiều khó khăn, có lúc trở nên căng thẳng là do sự bao vây, cấm vận của Mĩ.
Chọn B
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 9
Chương 5. Dẫn xuất của hiđrocacbon. Polime
Đề cương ôn tập học kì 1
Chương III. QUANG HỌC
Bài 10