Bài 1. Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng
Bài 2. Hai đường thẳng chéo nhau và hai đường thẳng song song
Bài 3. Đường thẳng và mặt phẳng song song
Bài 4. Hai mặt phẳng song song
Bài 5. Phép chiếu song song. Hình biểu diễn của một hình không gian
Ôn tập chương II. Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song
Cho lục giác đều \(ABCDEF\) tâm \(O\). Tìm ảnh của tam giác \(AOF\).
LG a
Qua phép tịnh tiến theo vectơ \(AB\)
Phương pháp giải:
Để tìm ảnh của một tam giác qua phép tịnh tiến, ta tìm ảnh của từng đỉnh qua phép tịnh tiến. Tam giác tạo bởi 3 đỉnh mới chính là ảnh cần tìm.
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(\overrightarrow {AB} = \overrightarrow {AB} \Rightarrow {T_{\overrightarrow {AB} }}\left( A \right) = B\),
\(\overrightarrow {OC} = \overrightarrow {AB} \Rightarrow {T_{\overrightarrow {AB} }}\left( O \right) = C\),
\(\overrightarrow {FO} = \overrightarrow {AB} \Rightarrow {T_{\overrightarrow {AB} }}\left( F \right) = O\).
Do đó \({T_{\overrightarrow {AB} }}\left( {\Delta AOF} \right) = \Delta BCO\).
LG b
Qua phép đối xứng qua đường thẳng \(BE\)
Phương pháp giải:
Để tìm ảnh của một tam giác qua phép đối xứng, ta tìm ảnh của từng đỉnh qua phép đối xứng ấy. Tam giác tạo bởi 3 đỉnh mới chính là ảnh cần tìm.
Lời giải chi tiết:
Theo tính chất hình lục giác đều thì:
+) \(A,C\) đối xứng nhau qua \(BE\).
+) \(O\) đối xứng với chính nó qua \(BE\).
+) \(F,D\) đối xứng nhau qua \(BE\).
Từ đó ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}{D_{BE}}\left( A \right) = C\\{D_{BE}}\left( O \right) = O\\{D_{BE}}\left( F \right) = D\end{array} \right. \) \(\Rightarrow {D_{BE}}\left( {\Delta AOF} \right) = COD\)
LG c
Qua phép quay tâm \(O\) góc \( 120^{\circ}\)
Phương pháp giải:
Để tìm ảnh của một tam giác qua phép quay, ta tìm ảnh của từng đỉnh qua phép quay đó. Tam giác tạo bởi 3 đỉnh mới chính là ảnh cần tìm.
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(\left( {\overrightarrow {OA} ,\overrightarrow {OE} } \right) = \widehat {AOE} = {120^0}\), \(\left( {\overrightarrow {OF} ,\overrightarrow {OD} } \right) = \widehat {FOD} = {120^0}\).
Do đó \(\left\{ \begin{array}{l}{Q_{\left( {O;{{120}^0}} \right)}}\left( A \right) = E\\{Q_{\left( {O;{{120}^0}} \right)}}\left( O \right) = O\\{Q_{\left( {O;{{120}^0}} \right)}}\left( F \right) = D\end{array} \right. \\\Rightarrow {Q_{\left( {O;{{120}^0}} \right)}}\left( {\Delta AOF} \right) = \Delta EOD\)
Chú ý:
Trong câu này do không nói các đỉnh đặt theo chiều nào của kim đồng hồ nên sẽ có hai kết quả. Trên đã trình bày theo trường hợp A, B, C, D, E, F đặt cùng chiều quay kim đồng hồ. Các em tham khảo thêm trường hợp A, B, C, D, E, F đặt ngược chiều quay kim đồng hồ như sau:
Ta có:\(OA = OB = OC = OF\)
\((OA;OC) = {120^o};\;\;\;(OF;OB) = {120^o}\)
\(\begin{array}{l}
\Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{{Q_{\left( {O;{{120}^0}} \right)}}\left( A \right) = C}\\
{{Q_{\left( {O;{{120}^0}} \right)}}\left( O \right) = O}\\
{{Q_{\left( {O;{{120}^0}} \right)}}\left( F \right) = B}
\end{array}} \right.\quad \\
\Rightarrow {Q_{\left( {O;{{120}^0}} \right)}}\left( {\Delta AOF} \right) = \Delta COB.
\end{array}\)
Hello!
Đề thi học kì 2
Chủ đề 5: Phối hợp kĩ thuật đánh cầu cao thuận tay
CHƯƠNG VI - KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
CHƯƠNG 1. SỰ ĐIỆN LI
SBT Toán Nâng cao Lớp 11
Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Toán 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Toán 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 11
SBT Toán Lớp 11
SGK Toán Nâng cao Lớp 11