Đề bài
Thế nào là quán tính? Quán tính của một vật được thể hiện như thế nào?
Lời giải chi tiết
Quán tính là tính chất của một vật giữ nguyên chuyển động khi không có lực tác dụng và chỉ thay đổi dần chuyển động khi có lực tác dụng.
Mỗi vật đều có quán tính. Quán tính của mỗi vật thể hiện như sau:
- Khi không có lực tác dụng hoặc các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau, vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
- Khi vật chịu tác dụng của một lực hoặc các lực không cân bằng nhau, lực làm biến đổi chuyển động của vật. Tuy nhiên, chuyển động chỉ có thể biến đổi dần, không thẻ xảy ra ngay lập tức.
Ví dụ về một vật đứng yên, một vật chuyển động thẳng đều và đặc điểm của lực tác dụng lên các vật này.
Ví dụ: Quyển sách tham khảo vật lí 8 đặt trên bàn thì quyển sách đó đứng yên. Khi quyển sách đó chịu tác dụng của các lực là:
- Trọng lực \(\overrightarrow P \) tác dụng vào sách có phương thẳng đứng từ trên hướng xuống, có độ lớn P = m.g.
- Lực nâng \(\overrightarrow N \) của mặt sàn tác dụng vào quyển sách có phương thẳng đứng, chiều hướng từ dưới lên trên, có độ lớn N = P.
Ví dụ: Một chiếc ô tô đang chuyển động thẳng đều với tốc độ 54km/h trên đường. Khi đó ô tô chịu tác dụng của các lực là:
- Trọng lực \(\overrightarrow P \) tác dụng vào ô tô có phương thẳng đứng từ trên hướng xuống, có độ lớn P = m.g.
- Lực nâng \(\overrightarrow N \) của mặt đường tác dụng vào ô tô có phương thẳng đứng, chiều hướng từ dưới lên, có độ lớn N = P.
- Lực đẩy \(\overrightarrow F \) do động cơ của ô tô tạo ra có phương nằm ngang, chiều cùng chiều chuyển động của ô tô, có độ lớn F.
- Lực cản \(\overrightarrow {{F_C}} \) do không khí và do mặt đường tác dụng lên ô tô có phương ngang, ngược chiều chuyển động, có độ lớn \({F_C} = F\)
Ví dụ về một vật chịu lực tác dụng và chuyển động biến đổi dần, không xảy ra lập tức.
Một chiếc xe máy đang đứng yên, người lái xe nổ máy vặn ga thì xe chuyển động nhanh dần, sau khi đạt tốc độ 40km/h người lái xe giữ nguyên ga thì xe chuyển động với tốc độ 40km/h. Nếu nhìn thấy đằng trước có một vật cản thì người lái xe giảm ga, đạp thắng xe chuyển động chậm dần và dừng lại.
Ở ví dụ trên ta thấy có 2 hiện tượng xe máy chịu lực tác dụng và chuyển động biến đổi dần, không xảy ra ngay lập tức.
- Hiện tượng 1: Nếu xe máy đang đứng yên thì khi chịu tác dụng của động cơ không thể đạt ngay được tốc độ 40km/h mà vận tốc phải tăng dần từ 0 đến 40km/h.
- Hiện tượng 2: Nếu xe máy đang chuyển động thẳng đều với tốc độ 40km/h thì khi đạp thắng xe cũng không dừng lại ngay và vận tốc phải giảm dần từ 40km/h xuống 0.
Unit 2. Sensations
Chương 7: Sinh học cơ thể người
Tải 10 đề kiểm tra 1 tiết - Chương 4
Bài 19. Địa hình với tác động của nội, ngoại lực
Tải 10 đề kiểm tra 15 phút - Chương 1