Đề bài
Cho mạch điện như hình 11.3. Trong đó nguồn điện có ξ = 6V và có điện trở trong không đáng kể. Các điện trở R1 = R2 = 30 Ω; R3 = 7,5 Ω
a) Tính điện trở mạch tương đương RN của mạch ngoài.
b) Tính cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở mạch ngoài.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
+ Áp dụng công thức tính điện trở tương đương của mạch mắc song song :\(\displaystyle{1 \over {{R_N}}} = {1 \over {{R_1}}} + {1 \over {{R_2}}} + {1 \over {{R_3}}}\)
+ Công định luật ohm của đoạn mạch : \({I} = \displaystyle{U \over {{R}}}\)
Lời giải chi tiết
a) Do ba điện trở mắc song song với nhau \(R_1 //R_2 //R_3\)
Do đó điện trở mạch ngoài được xác định bằng biểu thức
\(\displaystyle{1 \over {{R_N}}} = {1 \over {{R_1}}} + {1 \over {{R_2}}} + {1 \over {{R_3}}}\)
\(= \displaystyle{1 \over {30}} + {1 \over {30}} + {1 \over {7,5}} = {1 \over 5}\)
\(= > {R_N} = 5\Omega \)
b)
+ Vì điện trở trong không đáng kể và 3 điện trở mắc song song nên hiệu điện thế qua mối điện trở là bằng nhau và bằng \(6V\)
\(U_1=U_2=U_3=U=6V\)
+ Cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở mạch ngoài lần lượt là:
\({I_1} = \displaystyle{U \over {{R_1}}} = {6 \over {30}} = 0,2A;\)
\({I_2} = \displaystyle{U \over {{R_2}}} = {6 \over {30}} = 0,2A;\)
\({I_3} = \displaystyle{U \over {{R_3}}} = {6 \over {7,5}} = 0,8A\)
CHƯƠNG IV- TỪ TRƯỜNG
Chủ đề 3: Kĩ thuật bỏ nhỏ và chiến thuật phân chia khu vực đánh cầu
Bài 8: Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 11
Bài 8: Tiết 2: Kinh tế Liên bang Nga - Tập bản đồ Địa lí 11
SBT Vật lí Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Vật lí lớp 11
SGK Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí 11 - Cánh Diều
SBT Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Vật lí 11
SBT Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí Nâng cao Lớp 11