Bài 1. Góc ở tâm. Số đo cung
Bài 2. Liên hệ giữa cung và dây
Bài 3. Góc nội tiếp
Bài 4. Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
Bài 5. Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn. Góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn
Bài 6. Cung chứa góc
Bài 7. Tứ giác nội tiếp
Bài 8. Đường tròn ngoại tiếp. Đường tròn nội tiếp
Bài 9. Độ dài đường tròn, cung tròn
Bài 10. Diện tích hình tròn, hình quạt tròn
Ôn tập chương III – Góc với đường tròn
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 3 - Hình học 9
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 3 - Hình học 9
Bài 1. Hình trụ - Diện tích xung quanh và thể tích hình trụ
Bài 2. Hình nón - Hình nón cụt - Diện tích xung quanh và thể tích của hình nón, hình nón cụt
Bài 3. Hình cầu. Diện tích hình cầu và thể tích hình cầu
Ôn tập chương IV – Hình trụ - Hình nón – Hình cầu
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 4 - Hình học 9
Đề bài
a) Vẽ đường tròn tâm \(O\) bán kính \(R = 2\) cm. Nêu cách vẽ cung \(\overparen{AB}\) có số đo bằng \(60^0\). Hỏi dây \(AB\) dài bao nhiêu xentimet?
b) Làm thế nào để chia được đường tròn thành sáu cung bằng nhau như trên hình 12.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
a) Sử dụng số đo cung nhỏ bằng số đo góc ở tâm chắn cung đó. Từ đó vẽ góc ở tâm bằng \(60^0\)
Sử dụng tính chất tam giác đều để suy ra độ dài dây \(AB\)
b) Sử dụng câu a) để vẽ 6 góc ở tâm bằng nhau và bằng \(60^0\), từ đó suy ra 6 cung bằng nhau.
Lời giải chi tiết
a) Vẽ đường tròn \((O; R)\). Vẽ góc ở tâm có số đo \(60^0\). Góc này là góc ở tâm chắn \(\overparen{AB}\) có số đo \(60^0\) (hình a).
Tam giác \(AOB\) cân có \(\widehat{O}=60^0\) nên AOB là tam giác đều, suy ra \(AB = R\).
b) Cách 1:
Theo câu a, ta có góc ở tâm bằng \(sđ\overparen{AB}=60^0\). Số đo góc ở tâm vẽ được theo cách này là \(360^0:60^0= 6\). Suy ra được \(6\) cung tròn bằng nhau trên đường tròn.
Từ đó suy ra cách vẽ như sau:
Vẽ \(6\) dây cung bằng nhau và bằng bán kính \(R\):
\(\overparen{{A_1}{A_2}} = \overparen{{A_2}{A_3}} = \overparen{{A_3}{A_4}}\)\(= \overparen{{A_4}{A_5}} = \overparen{{A_5}{A_6}} = \overparen{{A_6}{A_1}}\)
\(= {\rm{ }}R\)
Từ đó suy ra \(6\) cung bằng nhau. (hình b)
Cách 2:
Chia đường tròn thành 6 cung bằng nhau:
+ Vẽ đường tròn tâm O, bán kính R=2 cm.
+ Trên đường tròn tâm O, lấy điểm \(A_1\)
+ Vẽ cung tròn tâm \(A_1\), bán kính R cắt đường tròn tại \(A_2\) và \(A_6\)
+ Vẽ cung tròn tâm \(A_2\) và \(A_6\) bán kính R cắt đường tròn tâm O tại giao điểm thứ hai là \(A_3\) và \(A_5\)
+ Vẽ cung tròn tâm \(A_5\) bán kính R cắt đường tròn (O) tại giao điểm thứ hai là \(A_4\).
Khi đó, ta chia được đường tròn thành sáu cung bằng nhau như trên.
Cách 3:
+ Vẽ đường tròn (O; 2 cm)
+ Vẽ góc ở tâm có số đo \(60^0\) chắn cung AB
+ Vẽ đường kính AC, BD của đường tròn (O; 2 cm)
+ Vẽ cung tròn tâm D, bán kính 2 cm, cắt đường tròn (O) tại E
+ Kẻ đường kính EF.
Ta được đường tròn thành sáu cung bằng nhau
Đề thi vào 10 môn Anh Bắc Ninh
Bài 2
Bài 3: Dân chủ và kỷ luật
Đề thi vào 10 môn Toán Quảng Bình
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Toán lớp 9