Đề bài
Một thỏi nhôm và một thỏi đồng có trọng lượng như nhau. Treo các thỏi nhôm và đồng vào hai phía của một cân treo. Để cân thăng bằng rồi nhúng ngập cả hai thỏi đó đồng thời vào hai bình đựng nước. Cân bây giờ còn thăng bằng không? Tại sao?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Sử dụng công thức tính lực đẩy Ác-si-mét: \({F_A} = d.V\)
Trong đó:
+ \(d\): là trọng lượng riêng của chất lỏng \(\left( {N/{m^3}} \right)\)
+ \(V\): thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ \(\left( {{m^3}} \right)\)
Sử dụng công thức tính trọng lượng riêng: \(d=\dfrac{P}{V}\)
Lời giải chi tiết
Lực đẩy của nước tác dụng vào hai thỏi tính:
\(F_1 = d.V_1\); \(F_2 = d.V_2\) (trong đó \(d\) là trọng lượng riêng của nước, \(V_1\) là thể tích của thỏi nhôm, \(V_2\) là thể tích của thỏi đồng)
Vì hai thỏi có trọng lượng như nhau: \(P_1 = P_2\) và trọng lượng riêng của đồng lớn hơn của nhôm \(d_1 < d_2\) nên \(V_1 > V_2\), do đó \(F_1 > F_2\).
Vậy cân sẽ không cân bằng nữa khi nhúng ngập cả hai thỏi đồng thời vào hai bình đựng nước.
Bài 6. Thực hành: Đọc, phân tích lược đồ phân bố dân cư và các thành phố lớn của châu Á
Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
Chủ đề 6: Âm nhạc nước ngoài
Tải 10 đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 2 - Hóa học 8
Bài 10. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân