Đề bài
Cho biết tổng số các hạt proton, nơtron và các electron tạo nên nguyên tử một nguyên tố bằng 49, trong đó số hạt không mang điện là 17.
a) Tính số p và số e có trong nguyên tử.
b) Viết tên, kí hiệu hoá học và nguyên tử khối của nguyên tố.
c) Vẽ sơ đồ đơn giản của nguyên tử (xem lại bài tập 4.6*).
Số lớp electron và số electron lớp ngoài cùng có gì giống và khác so với nguyên tử O ? (Xem sơ đồ nguyên tử này trong bài 4. Nguyên tử - SGK).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
a) Trong nguyên tử số p = số e. Mặt khác số n = 17 nên ta có: số p = số e = \(\dfrac{{49 - 17}}{2} = 16\)
b) Xem bảng phụ lục SGK hóa học 8 trang 42
c) Xem lại bài tập 4.6*
Lời giải chi tiết
a) Trong nguyên tử vì số p = số e và nơtron là hạt không mang điện, nên theo đề bài, ta có : số p = số e = \(\dfrac{{49 - 17}}{2} = 16\)
b) Tên nguyên tố : lưu huỳnh, kí hiệu hoá học S, nguyên tử khối là 32 đvC.
c) Sơ đồ đơn giản của nguyên tử S :
Nguyên tử S có ba lớp electron, khác với nguyên tử O chỉ có hai lớp. Giống với nguyên tử O là cùng có 6e ở lớp ngoài cùng
PHẦN HÌNH HỌC - TOÁN 8 TẬP 1
Tải 10 đề kiểm tra 1 tiết - Chương 11
Chủ đề 2. Khám phá bản thân
Chủ đề 3. Sống có trách nhiệm
Bài 19. Địa hình với tác động của nội, ngoại lực