Đề bài
Một vật có trọng lượng riêng là \(26000N/m^3\). Treo vật vào một lực kế rồi nhúng vật ngập trong nước thì lực kế chỉ \(150N\). Hỏi nếu treo vật ngoài không khí thì lực kế chỉ bao nhiêu ? Cho biết trọng lượng riêng của nước là \(10000N/m^3\).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Sử dụng công thức tính trọng lượng: \(P = {d_{vat}}.{V_{vat}}\)
Sử dụng công thức tính lực đẩy Ác-si-mét: \({F_A} = {d_{long}}.V\)
Lời giải chi tiết
Nhúng chìm vật trong nước, vật chịu tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét nên vật nhẹ hơn ngoài không khí.
Do lực đẩy Ác-si-mét chính là hiệu số giữa trọng lượng của vật ở ngoài không khí với trọng lượng của vật ở trong nước nên:
\(F_A = P – P_n\)
Trong đó: \(P\) là trọng lượng của vật ở ngoài không khí
\(P_n\) là trọng lượng của vật ở trong nước
Hay \(d_n.V = d.V – P_n\)
Trong đó: \(V\) là thể tích của vật; dn là trọng lượng riêng của nước
\(d\) là trọng lượng riêng của vật
Suy ra:
\(d.V – d_n.V = P_n \Rightarrow V.(d – d_n) = P_n\)
\( \Rightarrow V=\dfrac{P_n}{d – d_n}\)
Trọng lượng của vật ở ngoài không khí là: \(P=Vd={\dfrac{P_n}{d – d_n}}d\\={\dfrac{150}{26000 – 10000}}26000=243,75N\)
Revision (Units 3 - 4)
Bài mở đầu: Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn Khoa học tự nhiên 8
Bài 40. Thực hành: Đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp
Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
Bài 10: Tự lập