Đề bài
Một vận động viên nhảy cao đạt được thành tích là \(2,1m\). Giả sử vận động viên đó là nhà du hành vũ trụ lên Mặt Trăng thì trên Mặt Trăng người ấy nhảy cao được bao nhiêu mét? Biết rằng lực hút của Trái Đất lên vật ở mặt đất lớn hơn lực hút của Mặt Trăng lên vật ấy ở trên Mặt Trăng \(6\) lần và ở trên Mặt Trăng người ấy phải mặc thêm bộ áo giáp vũ trụ nặng bằng \(\dfrac{6}{5}\) thân thể người đó. Công của cơ bắp sinh ra trong mỗi lần nhảy coi là như nhau.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Sử dụng công thức tính công cơ học khi lực \(F\) làm vật dịch chuyển một quãng đường \(s\) theo hướng của lực: \(A = F.s\)
Lời giải chi tiết
Gọi trọng lượng của người đó ở trên Trái Đất là \(P\).
Vì lực hút của Trái Đất lên vật ở mặt đất lớn hơn lực hút của Mặt trăng lên vật ấy ở trên Mặt Trăng \(6\) lần nên trọng lượng của người đó và bộ áo trên Mặt Trăng là: \({P_1} = \dfrac{P}{6} + {\dfrac{6}{5}}.{\dfrac{P}{6}} = {\dfrac{11}{30}}P\)
Khi nhà du hành Vũ trụ nhảy trên mặt đất: \(A = P.h(1)\)
Khi nhà du hành Vũ trụ nhảy trên Mặt Trăng: \(A = {P_1}{h_1} = \displaystyle{{11} \over {30}}P.{h_1}\) (2)
Từ (1) và (2) ta có: \({h_1} = \displaystyle{{30} \over {11}}h \approx 5,7m\)
Bài 4. Thực hành: Phân tích hoàn lưu gió mùa ở châu Á
Tải 20 đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải
Tải 10 đề kiểm tra 1 tiết - Chương 10
Bài 10. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
Tải 30 đề ôn tập học kì 2 Toán 8