Câu 16
16. Chất xám là:
A. căn cứ của các phản xạ không điều kiện
B. đường dẫn truyền nối các căn cứ trong tủy sống với nhau và với não bộ
C. căn cứ của các phản xạ có điều kiện
D. cả A và C
Phương pháp giải:
Xem lí thuyết Trụ não , tiểu não, não trung gian.
Lời giải chi tiết:
Chất xám là: căn cứ của các phản xạ không điều kiện và căn cứ của các phản xạ có điều kiện
Chọn D
Câu 17
17. Chất trắng là
A. Căn cứ của các phản xạ không điểu kiện.
B. Đường dẫn truyền nối các căn cứ trong tuỷ sống với nhau và với não bộ.
C. Căn cứ của các phản xạ có điều kiện.
D. Cả A và C.
Phương pháp giải:
Xem lí thuyết Đại não.
Lời giải chi tiết:
Chất trắng là các đường thần kinh nối các vùng của vỏ não và nối hai nửa đại não với nhau.
Chọn B
Câu 18
18. Phản xạ không điều kiện có đặc điểm
A. Sinh ra đã có, không cần phải học tập.
B. Được hình thành trong đời sống cá thể.
C. Có thể mất đi nếu không đươc nhắc lại.
D. Cả A và B.
Phương pháp giải:
Xem lí thuyết Phản xạ có điều kiện và phản xạ không có điều kiện.
Lời giải chi tiết:
Phản xạ không điều kiện có đặc điểm sinh ra đã có, không cần phải học tập.
Chọn A
Câu 19
19. Phản xạ có điều kiện có đặc điểm
A. Sinh ra đã có, không cần phải học tập.
B. Được hình thành trong đời sống cá thể.
C. Số lượng không hạn chế.
D. Cả B và C.
Phương pháp giải:
Xem lí thuyết Phản xạ có điều kiện và phản xạ không có điều kiện.
Lời giải chi tiết:
Phản xạ có điều kiện có đặc điểm: được hình thành trong đời sống cá thể và số lượng không hạn chế.
Chọn D
Câu 20
20. Phản xạ có điều kiện có thể mất do
A. Thường xuyên dùng quá nhiều.
B. Không được củng cố thường xuyên.
C. Được hình thành trong đời sống cá thể.
D. Cả A và B.
Phương pháp giải:
Xem lí thuyết Phản xạ có điều kiện và phản xạ không có điều kiện.
Lời giải chi tiết:
Phản xạ có điều kiện có thể mất do không được củng cố thường xuyên.
Chọn B
Unit 1: Which One Is Justin?
Test yourself 2
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 8
Phần Lịch sử
CHƯƠNG 1: CƠ HỌC