Bài 13. Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô – Đinh – Tiền Lê ( 939 – 1009 )
Bài 14. Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009 – 1225)
Bài 15. Công cuộc kháng chiến chống quân tống xâm lược của nhà Lý (1075 – 1077 )
Bài 16. Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226 – 1400)
Bài 17. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược mông – Nguyên của nhà Trần (thế kỷ XIII)
Bài 18. Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân minh xâm lược (1400 – 1407)
? mục 1
Trả lời câu hỏi mục 1 trang 70 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Đọc thông tin và quan sát các hình 18.1, 18.2, lược đồ 18.1, hãy:
- Trình bày sự thành lập nhà Hồ.
- Cho biết việc Hồ Quý Ly đổi quốc hiệu và chuyển kinh đô chứng tỏ điều gì.
Phương pháp giải:
Đọc lại nội dung mục 1 trang 69 SGK
Lời giải chi tiết:
Sự thành lập nhà Hồ:
- Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà Trần khủng hoảng, khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi.
- Hồ Quý Ly dần thao túng triều đình nhà Trần.
- Năm 1400, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần, lên ngôi vua, lập ra nhà Hồ, đổi quốc hiệu thành Đại Ngu.
Hồ Quý Ly đổi quốc hiệu và chuyển kinh đô chứng tỏ:
- Chuyển giao triều đại cũ sang triều đại mới, nhà Hồ thành lập.
- Nhà Hồ không đủ năng lực cai trị đất nước, dời đô về nơi hiểm yếu, dễ phòng thủ để chống lại các cuộc nổi dậy.
? mục 2
Trả lời câu hỏi mục 2 trang 70 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Đọc thông tin, tư liệu và quan sát bảng 18, hình 18.3, hãy:
- Giới thiệu nội dung chủ yếu trong cải cách của Hồ Quý Ly.
- Nêu tác động của cải cách do Hồ Quý Ly thực hiện đối với xã hội thời nhà Hồ.
Phương pháp giải:
Đọc lại nội dung mục 2 trang 70 SGK
Lời giải chi tiết:
Nội dung cải cách của Hồ Quý Ly:
* Tác động của cải cách do Hồ Quý Ly thực hiện đối với xã hội thời nhà Hồ.
Tích cực | Tiêu cực |
- Quyền lực của chính quyền trung ương được củng cố. - Tình trạng bất bình đẳng trong xã hội giảm bớt | - Gây bất mãn cho một bộ phận xã hội - Ảnh hưởng đến khả năng đoàn kết toàn dân của nhà Hồ |
? mục 3
Trả lời câu hỏi mục 3 trang 71 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Đọc thông tin và quan sát lược đồ 18.2, hãy:
- Mô tả những nét chính cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ.
- Giải thích nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến.
Phương pháp giải:
Đọc lại nội dung mục 3 trang 71 SGK
Lời giải chi tiết:
Những nét chính cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ:
- Tháng 11-1406, nhà Minh huy động 20 vạn quân và hàng chục vạn dân phu tràn vào biên giới Đại Việt.
- Quân nhà Hồ phải lui từ Lạng Sơn về bờ nam sông Nhị, cố thủ ở thành Đa Bang.
- Tháng 1-1407: quân Minh lần lượt đánh chiếm các thành Đa Bang.
- Tháng 4-1407, quân Minh tấn công vào Tây Đô, Hồ Quý Ly chạy vào Hà Tĩnh và bị bắt (6-1407)
Nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến:
- Do nhà Hồ không có đường lối kháng chiến đúng đắn, chủ yếu dựa vào thành lũy, nặng về phòng ngự bị động và rút lui cố thủ.
- Một số chính sách của Hồ Quý Ly không được sự ủng hộ của nhân dân.
- Nhà Hồ không tập hợp được đông đảo lực lượng tham gia kháng chiến.
Luyện tập
Trả lời câu hỏi mục Luyện tập trang 72 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Trình bày khái quát những nét chính về nhà Hồ (1400-1407)
Phương pháp giải:
Đọc lại nội dung mục 1,2,3.
Nêu những nét chính về nhà Hồ như: sự thành lập, cải cách của Hồ Quý Ly, quá trình chống quân Minh xâm lược.
Lời giải chi tiết:
Vận dụng Câu 1
Trả lời câu hỏi mục Vận dụng trang 72 SGK Lịch sử và Địa lí 7
1. Hãy cho biết suy nghĩ của em về việc Hồ Quý Ly lập nên nhà Hồ.
Phương pháp giải:
Nêu cảm nhận, suy nghĩ của em.
Lời giải chi tiết:
Hồ Quý Ly đã dẹp bỏ Trần triều mục nát, đó dứt khoát là một điều tốt, biết rằng việc Quý Ly phế Trần cũng chỉ là chuyện trước sau. Tuy nhiên cách ép vua Trần nhường ngôi lại bá đạo, tàn độc, vì vậy không được lòng dân tin theo. Dẫn đến hàng loạt các biến cố sau này, mà nghiêm trọng nhất là việc để đất nước rơi vào tay giặc Minh đô hộ.
Vận dụng Câu 2
2. Sự thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược để lại bài học gì cho sự nghiệp bảo vệ đất nước hiện nay?
Phương pháp giải:
Liên hệ với thực tế
Lời giải chi tiết:
Sự thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược để lại bài học :
- Phải biết dựa vào sức mạnh đoàn kết của nhân dân
- Quân dân trên dưới một lòng đoàn kết quyết tâm đánh giặc
- Tin tưởng và biết quan tâm tới đời sống của nhân dân
- Có đường lối đánh giặc đúng đắn
- Khi giặc mạnh không nên đương đầu trực tiếp với giặc sẽ hao mòn lực lượng của ta và không rút lui cố thủ mà nên bảo toàn lực lượng chờ thời cơ phản công
Bài 3: Cội nguồn yêu thương
Đề khảo sát chất lượng đầu năm
Đề thi học kì 2
Bài 5
Bài 2. Bài học cuộc sống
SBT Lịch sử và Địa lí - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Địa lí lớp 7
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 7
SBT Lịch sử và Địa lí - Kết nối tri thức Lớp 7
SGK Lịch sử và Địa lí - Cánh Diều Lớp 7
SGK Lịch sử và Địa lí - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SGK Lịch sử và Địa lí - Kết nối tri thức Lớp 7