Câu 1
Câu 1 (Trang 24, SGK giáo dục thể chất 11 môn bóng rổ):
Nêu những điểm khác biệt giữa kĩ thuật di chuyển dẫn bóng dừng nhanh với dẫn bóng biến hướng không đổi tay.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần Kiến thức mới (SGK trang 20)
- Chỉ ra những điểm khác biệt giữa kĩ thuật di chuyển dẫn bóng dừng nhanh với dẫn bóng biến hướng không đổi tay.
Lời giải chi tiết:
- Thực hiện:
+ Kĩ thuật di chuyển dẫn bóng dừng nhanh: Khi muốn dẫn bóng dừng nhanh cần nhanh chóng giảm tốc độ di chuyển, chân phải làm trụ, hạ thấp trọng tâm, nhanh chóng bước chân trái lên trước, dùng nửa trước bàn chân bám xuống mặt sân để dừng lại (kĩ thuật dùng nhanh bằng hai bước), tay phải tiếp xúc bóng ở phần trên bóng, thực hiện tại chỗ dẫn bóng thấp tay. Lúc này, dùng tay trái, thân người và chân trái che chắn bóng. Khi dẫn bóng xuất phát nhanh, thân người đổ về trước, chân trái đạp mạnh xuống mặt sân, chân phải bước dài về phía trước, tay tiếp xúc ở phần trên, sau bóng, đẩy bóng dải ra trước, tăng tốc độ chạy và tiếp tục dẫn bóng
+ Kĩ thuật dẫn bóng biến hướng không đổi tay: Khi đang di chuyển dẫn bóng thực hiện giảm tốc độ, chân trái bước lên trước, hơi chếch ra ngoài, trọng lượng cơ thể dồn vào chân trái. Lúc này, dùng cạnh trong của nửa trước bàn chân làm trụ đạp mạnh xuống mặt sân, bản tay phải tiếp xúc ở trên, phía sau bóng và chếch vào phía trong, đẩy bóng dài ra trước, chếch sang bên phải, thân người nhanh chóng đổ ra trước, đồng thời chân phải bước dài theo hướng bóng. Tay phải nhanh chóng tiếp xúc bóng và tiếp tục dẫn bóng về phía trước theo hướng di chuyển mới
Câu 2
Câu 2 (Trang 24, SGK giáo dục thể chất 11 môn bóng rổ):
Hãy nêu và phân tích một số hành động không được coi là dẫn bóng theo quy định của Luật Dẫn bóng trong môn Bóng rổ.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần 3. Một số quy định của Luật dẫn bóng (SGK trang 21)
- Chỉ ra một số số hành động không được coi là dẫn bóng theo quy định của Luật Dẫn bóng trong môn Bóng rổ
Lời giải chi tiết:
+ Ném rổ liên tục.
+ Lụp chụp với bóng khi bắt đầu hoặc kết thúc lần dẫn bóng.
+Cố gắng giành quyền kiểm soát bóng bằng cách vỗ bóng trong không gian của các đấu thủ khác.
+Vỗ bóng của đấu thủ khác đang kiểm soát bóng.
+Cản phá đường chuyền bóng và giành quyền kiểm soát bóng.
+ Chuyền bóng từ tay này sang tay kia và bắt bóng lại bằng một hoặc hai bàn tay trước khi bóng chạm mặt sân nhưng không phạm Luật Chạy bước.
+ Ném bóng vào bảng rổ và bắt lại bóng.
Chương 4. Kiểu dữ liệu có cấu trúc
Bài 11: Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á - Tập bản đồ Địa lí 11
Chương 1. Một số khái niệm về lập trình và ngôn ngữ lập trình
Unit 6: Social issues
Bài 10: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ
SGK Giáo dục thể chất - Đá cầu - Cánh Diều
SGK Giáo dục thể chất - Kiến thức chung - Cánh Diều
SGK Giáo dục thể chất - Bóng chuyền - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Giáo dục thể chất - Bóng đá - Chân trời sáng tạo
SGK Giáo dục thể chất - Bóng rổ - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Giáo dục thể chất - Bóng đá - Cánh Diều
SGK Giáo dục thể chất - Cầu lông - Chân trời sáng tạo
SGK Giáo dục thể chất - Bóng chuyền - Chân trời sáng tạo
SGK Giáo dục thể chất - Bóng đá - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Giáo dục thể chất - Cầu lông - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Giáo dục thể chất - Bóng chuyền - Cánh Diều
SGK Giáo dục thể chất - Cầu lông - Cánh Diều
SGK Giáo dục thể chất - Bóng rổ - Chân trời sáng tạo