Đề bài
Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 10 gam trong 250 gam dung dịch AgNO3 4%. Khi lấy vật ra thì khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17%.
a) Viết phương trình hoá học của phản ứng và cho biết vai trò các chất tham gia phản ứng.
b) Xác định khối lượng của vật sau phản ứng.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
a) Viết PTHH: Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
Xác định chất nào có số oxi hóa tăng sau phản ứng thì chất đó đóng vai trò là chất khử
Chất nào có số oxi hóa giảm sau phản ứng chất đó đóng vai trò là chất oxi hóa
b)Tính nAgNO3 phản ứng
Dựa vào PTHH, tính được mol Cu phản ứng và Ag tạo thành theo số mol của nAgNO3
=> m sau = mCu dư + mAg
Lời giải chi tiết
a) \(\mathop {Cu\,}\limits^0 \, + \mathop {Ag}\limits^{ + 1} N{O_3}\xrightarrow{{}}\mathop {Cu}\limits^{ + 2} {(N{O_3})_2} + \mathop {Ag}\limits^0 \downarrow \)
Cu đóng vai trò là chất khử ( vì số oxi hóa tăng sau pư)
AgNO3 đóng vai trò là chất oxi hóa ( vì số oxi hóa giảm sau phản ứng)
b) \( m_{AgNO_{3}}=\) \( \dfrac{250.4}{100}\) = 10 (gam)
\({n_{AgN{O_3}}} = \dfrac{{10}}{{170}} = \dfrac{1}{{17}}\,\,mol\)
Vì khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17% nên lượng AgNO3 phản ứng bằng 17% lượng AgNO3 ban đầu
\( \to {n_{AgN{O_3}(pu)}} = \dfrac{1}{{17}}.\dfrac{{17}}{{100}} = 0,01\,\,mol\)
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
0,005 0,01 0,01 (mol)
Khối lượng của vật sau phản ứng là:
m sau = mCu dư + mAg
= (10 - 64.0,005 ) + 108.0,01
= 10,76 (gam)
Chương 4. Polime và vật liệu polime
Bài 34. Thực hành: Phân tích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng
CHƯƠNG I. DAO ĐỘNG CƠ
Nghị luận văn học lớp 12
Unit 5. Cultural Identity