Đề bài
Có 5 ống nghiệm không nhãn, mỗi ống đựng một trong các dung dịch sau đây (nồng độ khoảng 0,1M): NH4Cl, FeCl2, AlCl3, MgCl2, CuCl2. Chỉ dùng dung dịch NaOH nhỏ từ từ vào từng dung dịch, có thể nhận biết được tối đa các dung dịch nào sau đây?
A. Hai dung dịch: NH4Cl, CuCl2
B. Ba dung dịch: NH4Cl, MgCl2, CuCl2
C. Bốn dng dịch: NH4Cl, AlCl3, MgCl2, CuCl2
D. Cả 5 dung dịch
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Dựa vào hiện tượng khác nhau khi cho từng giọt NaOH vào từng dung dịch để nhận biết ra dung dịch đó
( màu sắc dung dịch thay đổi, xuất hiện kết tủa, có khí thoát ra, mùi của khí...)
Lời giải chi tiết
Dùng dung dịch NaOH cho lần lượt vào từng dung dịch, có thể nhận biết được tối đa năm dung dịch chứa ion: NH4Cl, FeCl2, AlCl3, MgCl2, CuCl2:
+ NH4Cl cho vào dung dịch NaOH có hiện tượng thoát khí mùi khai.
NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3↑ + H2O
+ MgCl2 cho vào dung dịch NaOH có hiện tượng xuất hiện kết tủa trắng Mg(OH)2
MgCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Mg(OH)2
+ FeCl2 cho vào dung dịch NaOH có hiện tượng xuất hiện kết tủa trắng xanh Fe(OH)2, để 1 lúc ngoài không khí chuyển sang màu nâu đỏ.
FeCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Fe(OH)2↓
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3↓ (nâu đỏ)
+ AlCl3 cho vào dung dịch NaOH có hiện tượng xuất hiện kết tủa trắng Al(OH)3 rồi tan trong kiềm dư.
AlCl3 + 3NaOH → 3NaCl + Al(OH)3↓
Al(OH)3↓ + NaOH → NaAlO2 + H2O
+ CuCl2 cho vào dung dịch NaOH có hiện tượng xuất hiện kết tủa xanh lơ Cu(OH)2
CuCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Cu(OH)2↓
Đáp án D
Chương 5. ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI
CHƯƠNG 5. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
Chương 3. AMIN. AMINO AXIT. PROTEIN
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 12
Unit 4. School Education System