Đề bài
Lưu huỳnh S cháy trong không khí sinh ra chất khí mùi hắc, gây ho, đó là khí lưu huỳnh đioxit (còn gọi là khí sunfurơ) có công thức hóa học là SO2.
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng lưu huỳnh cháy trong không khí.
b) Biết khối lượng lưu huỳnh tham gia phản ứng là 1,6 g. Hãy tìm :
- Thể tích khí lưu huỳnh đioxit sinh ra ở đktc.
- Thể tích không khí cần dùng ở đktc. Biết khí oxi chiếm 1/5 thể tích của không khí.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Các bước tiến hành:
- Viết phương trình hóa học.
- Chuyển đổi khối lượng chất hoặc thể tích chất khí thành số mol chất
- Dựa vào phương trình hóa học để tìm số mol chất tham gia hoặc chất tạo thành
- Chuyển đổi số mol chất thành khối lượng (m = n . M) hoặc thể tích khí ở đktc (V = 22,4 . n)
Lời giải chi tiết
a) Phương trình hóa học của S cháy trong không khí:
S + O2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) SO2
b) Số mol của S tham gia phản ứng:
nS = \(\dfrac{1,6}{32}\) = 0,05 mol
- Theo phương trình hóa học, ta có: \(n_{SO_{2}}\) = nS = 0,05 mol
Thể tích khí sunfurơ sinh ra ở đktc là:
\(V_{SO_{2}}\) = 22,4 . 0,05 = 1,12 (lít)
- Theo phương trình hóa học, ta có: \(n_{O_{2}}\) = nS = 0,05 mol
Thể tích khí oxi cần dùng ở đktc là:
\(V_{O_{2}}\) = 22,4 . 0,05 = 1,12 (lít)
Vì khí oxi chiếm 1/5 thể tích của không khí nên thể tích không khí cần dùng ở đktc là:
Vkk = 5\(V_{O_{2}}\) = 5 . 1,12 = 5,6 (lít)
Unit 13: Festivals - Lễ hội
Bài 14. Đông Nam Á - đất liền và hải đảo
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 8
Bài 3: Tôn trọng người khác
Unit 9. Life on other planets