Bài 13. Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô – Đinh – Tiền Lê ( 939 – 1009 )
Bài 14. Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009 – 1225)
Bài 15. Công cuộc kháng chiến chống quân tống xâm lược của nhà Lý (1075 – 1077 )
Bài 16. Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226 – 1400)
Bài 17. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược mông – Nguyên của nhà Trần (thế kỷ XIII)
Bài 18. Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân minh xâm lược (1400 – 1407)
Câu 1
Câu 1. Nhà Lê sơ được thành lập trong bối cảnh nào sau đây?
A. Do Lê Lợi sáng lập sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tổng
B. Do Lê Lợi sáng lập sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
C. Được lập nên từ những buổi đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
D. Được thành lập khi Lê Lợi giải phóng được vùng đất Nghệ An.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 20 – SGK Lịch Sử 7
Lời giải chi tiết:
Nhà Lê sơ được thành lập sau khi Lê Lợi lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Chọn B
Câu 2
Câu 2. Nội dung nào sau đây không đúng về tình hình chính trị của nhà Lê sơ?
A. Tổ chức bộ máy nhà nước theo chế độ quân chủ chuyên chế.
B. Bộ máy nhà nước từng bước được hoàn thiện hơn.
C. Thực hiện chế độ Thái thượng hoàng.
D. Tiếp tục thực hiện chế độ “ngụ binh ư nông”.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 20 – SGK Lịch Sử 7
Lời giải chi tiết:
Tình hình chính trị của nhà Lê sơ:
- Tổ chức bộ máy nhà nước từng bước được hoàn thiện chặt chẽ, quyền lực của triều đình trung ương và nhà vua được tăng cường.
+ Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành.
+ Cả nước chia làm 13 đạo thừa tuyên, dưới đạo là phủ rồi đến huyện hoặc châu, xã.
- Quân đội:
+ Tiếp tục thực hiện chế độ “ngụ binh ư nông”.
+ Ban hành nhiều chính sách nhằm xây dựng quân đội tinh nhuệ, kỉ luật cao, đặt dưới sự thống lĩnh tối cao của nhà vua.
- Luật pháp: Ban hành Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức).
Chọn C
Câu 3
Câu 3. Nội dung nào sau đây không phải là chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp của Đại Việt dưới thời Lê sơ?
A. Ban hành chính sách “quân điền”.
B. Tiếp tục thực hiện chế độ điền trang, thái ấp.
C. Khuyến khích khai hoang.
D. Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 20 – SGK Lịch Sử 7
Lời giải chi tiết:
Về nông nghiệp thời Lê sơ:Nhà nước tiến hành nhiều biện pháp để khôi phục và phát triển kinh tế, như: thực hiện chế độ quân điền; chính sách ngụ binh ư nông, khuyến khích khai hoang; quan tâm đế điều – thủy lời và đặt một số chức quan chuyên trách về nông nghiệp
Chọn C
Câu 4
Câu 4. Dưới thời Lê sơ, Nho giáo có vị trí nào sau đây?
A. Không còn ảnh hưởng trong tầng lớp nhân dân.
B. Bước đầu được truyền bá vào đời sống nhân dân.
C. Bị mất dần địa vị do sự phát triển của Phật giáo.
D. Trở thành hệ tư tưởng chi phối đời sống xã hội.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 20 – SGK Lịch Sử 7
Lời giải chi tiết:
Dưới thời Lê sơ, Nho giáo có vị trí đặc biệt quan trọng, trở thành hệ tư tưởng chi phối đời sống xã hội.
Chọn D
Câu 5
Câu 5. Một trong các thành tựu tiêu biểu của nhà Lê sơ về lĩnh vực giáo dục là
A. Xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử.
B. Cho biên soạn bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục.
C. Tổ chức được nhiều khoa thi tiến sĩ.
D. Lấy Phật giáo làm nội dung để học tập.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 20 – SGK Lịch Sử 7
Lời giải chi tiết:
Thành tựu tiêu biểu của nhà Lê sơ trên lĩnh vực giáo dục đó là đã tổ chức được nhiều khoa thi tiến sĩ.
Chọn C
Câu 6
Câu 6. Đọc đoạn tư liệu sau và cho biết ý nghĩa của đoạn tư liệu đó
"Một thước núi, một tấc sống của ta, lẽ nào lại nền vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lẩn dần, ... Nếu ngươi dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mới cho giặc thì tội phải tru đi”.
(Đại Việt sử ký toàn thư, Ngô Sĩ Liên và các sở thần triệu Hậu Lê)
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 20 – SGK Lịch Sử 7
Lời giải chi tiết:
- Đoạn tư liệu cho biết chính sách của nhà Lê sơ đối với vùng biên giới phía bắc.
- Nhà nước đưa ra nguyên tắc kiên quyết bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; nghiêm khắc trị tội các quan lại nếu vi phạm nguyên tắc đó.
Câu 7
Câu 7. Hãy nêu những chính sách về kinh tế nông nghiệp của Đại Việt thời Lê sơ và tác dụng của những chính sách đó
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 20 – SGK Lịch Sử 7
Lời giải chi tiết:
- Các chính sách về nông nghiệp:
+ Chính sách “quân điền”
+ Đặt các chức quan chuyên trách về nông nghiệp, như: Khuyến nông sứ, Đồn điện sứ…
+ Khuyến khích nhân dân khai hoang, đắp đê, khai thông kênh ngòi…
- Tác dụng:
+ Khuyến khích sản xuất nông nghiệp phát triển, mở rộng diện tích canh tác
+ Lập nên nhiều làng xóm mới
+ Đời sống nhân dân ổn định,...
Câu 8
Câu 8.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 20 – SGK Lịch Sử 7
Lời giải chi tiết:
- Hình 20.1 và hình 20.2 là sản phẩm của hoạt động kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp dưới thời Lê Sơ.
+ Hình 20.1 là tượng nữ quý tộc bằng gốm men, được sản xuất từ lò gốm Chu Đậu (Hải Dương), đạt tới kĩ thuật tinh xảo.
+ Hình 20.2 là tiền cổ thời Lê sơ, được phát hiện năm 2018 tại Vĩnh Lộc (Thanh Hóa), là minh chứng cho hoạt động trao đổi, buôn bán dưới thời Lê sơ,...
Câu 9
Câu 9. Cho các cụm từ: (1) Nô tì; (2) Nho sĩ, nông dân, thợ thủ công, thương nhân; (3) Quý tộc, quan lại, địa chủ
a) Đặt các cụm từ trên vào các ô A, B, C trong sơ đồ 20 sao cho đúng về các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Đại Việt thời Lê sơ.
b) Rút ra nhận xét.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 20 – SGK Lịch Sử 7
Lời giải chi tiết:
a,Từ kiến thức đã được học và hiểu biết của bản thân, ta điền các cụm từ đã cho vào sơ đồ như sau:
A - Quý tộc, quan lại, địa chủ
B - Nho sĩ, nông dân, thợ thủ công, thương nhân
C - Nô tì
b, Nhận xét:
- Xã hội Đại Việt thời Lê sơ phân hoá thành nhiều tầng lớp khác nhau, quan hệ xã hội chưa mâu thuẫn gay gắt.
- Tầng lớp trên của xã hội là quý tộc, quan lại, địa chủ.
- Tầng lớp bình dân trong xã hội chủ yếu là nho sĩ, nông dân, thợ thủ công, thương nhân. Trong đó nông dân chiếm đại đa số.
- Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội, số lượng nô tì giảm dần do pháp luật thời Lê sơ hạn chế việc cưỡng bức dân tự do thành nô tì.
Câu 10
Câu 10.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 20 – SGK Lịch Sử 7
Lời giải chi tiết:
Lĩnh vực | Thành tựu/ đặc điểm |
Tư tưởng, tôn giáo | - Nho giáo chi phối đời sống xã hội. - Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế. |
Văn học | - Văn học chữ Hán chiếm ưu thế. - Văn học chữ Nôm phát triển mạnh. |
Nghệ thuật | - Nghệ thuật sân khấu đa dạng với nhiều loại hình. - Nghệ thuật kiến trúc và điều khác phát triển. |
Giáo dục | - Nhà Lê sơ đặc biệt chú trọng chế độ khoa cử để tuyển chọn quan lại (thi Hương, thi Hội, thi Đình). |
Câu 11
Câu 11. Trong số các danh nhân văn hoá tiêu biểu thời Lê sơ đã được học, em ấn tượng với danh nhân nào nhất? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 20 – SGK Lịch Sử 7
Xem và đọc thêm tài liệu tham khảo, video liên quan
Lời giải chi tiết:
- Trong số các danh nhân văn hoá tiêu biểu thời Lê sơ đã được học, em ấn tượng nhất với: Nguyễn Trãi
- Giải thích:
+Nguyễn Trãi là một nhà tư tưởng vĩ đại, nhà quân sư lỗi lạc, nhà thơ, nhà văn kiệt xuất của dân tộc, nhà chính trị, nhà ngoại giao tài ba – một danh nhân văn hóa thế giới.
+ Ông được coi là một nhà tư tưởng lớn của
Việt Nam
, tư tưởng của ông là sản phẩm của nềnvăn hóa Việt Nam
thời đại nhàHậu Lê
khi mà xã hội Việt Nam đang trên đà phát triển, đánh dấu một giai đoạn phát triển quan trọng trong lịch sử tư tưởng Việt Nam.+Nguyễn Trãi để lại một sự nghiệp văn học với khối lượng đồ sộ, phong phú. Ông là người viết nhiều nhất trong các tác giả văn học cổ, ở nhiều thể loại khác nhau, cả chữ Hán và chữ Nôm.
Bài 3
SBT VĂN TẬP 2 - KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
Toán 7 tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chủ đề 1. Nguyên tử - Nguyên tố hóa học - Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Đề kiểm tra học kì 2
SBT Lịch sử và Địa lí - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Địa lí lớp 7
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 7
SBT Lịch sử và Địa lí - Kết nối tri thức Lớp 7
SGK Lịch sử và Địa lí - Cánh Diều Lớp 7
SGK Lịch sử và Địa lí - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SGK Lịch sử và Địa lí - Kết nối tri thức Lớp 7